Tôi
năm nay vừa tròn 60, còn mười năm nữa là ‘thất thập cổ lai hy’, nhưng thú thật
tôi chưa hiểu hết sự sắp xếp (cấu trúc) các hạt trong Chuỗi tràng hạt.
Tôi thấy
người tín hữu và chính tôi cũng vậy, mỗi khi trong giờ kinh nguyện, người xứng
cất lên: “Lạy Chúa Giêsu, chúng con hy sinh vì lòng kính mến Chúa”…, thì lấy
chuỗi Tràng hạt ra hôn Thánh giá rồi sau khi nghe ngắm Mầu nhiệm thứ Nhất, đọc
xong kinh Lạy Cha thì bắt đầu mỗi kinh Kính Mừng lần một hạt. Hết mười hạt, đọc
kinh Sáng Danh, lời nguyện, ngắm tiếp Mầu nhiệm thứ Hai. Lặp lại cho hết năm
thứ ngắm.
Tôi
cứ tưởng mấy hạt (5 hạt) dưới Thánh Giá của Chuỗi tràng hạt là để
trang trí (nghệ thuật tôn giáo)! Còn ý nghĩa thì quả thực tôi không hiểu.
Tình
cờ truy cập mạng để hiểu thêm về ý nghĩa Kinh Mân Côi, tôi bắt gặp bài viết: “Cấu
trúc của Kinh Mân Côi”, tôi thầm nghĩ có thể cũng có nhiều tín hữu như tôi,
chưa hiểu rõ về Chuỗi Mân Côi.
Tôi xin
giới thiệu:
Cấu trúc của Kinh
Mân Côi thường theo trình tự sau:
·
Ba
hạt nhỏ tiếp đó, với ý xin củng cố ba nhân đức đối thần (đức tin, đức cậy và
đức mến): mỗi hạt đọc một Kinh Kính Mừng
·
Tiếp
đến, đọc mầu nhiệm đầu tiên
·
Hạt
lớn: Kinh Lạy Cha
·
Mười hạt
nhỏ liền kề: tương ứng với 10 Kinh Kính Mừng, đồng thời suy niệm mầu nhiệm
·
Kinh
Sáng Danh
·
Lời
nguyện Fatima:"Lạy Chúa Giêsu, xin tha
tội cho chúng con. Xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên
thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn."
·
Sang
mầu nhiệm tiếp theo, tiến hành tương tự, cho tới khi hoàn thành hết cả năm mầu
nhiệm.
Kinh Mân Côi
mang danh là để tôn kính Mẹ Maria, nhưng nguồn gốc và nội dung thâm sâu của nó
là một việc tôn thờ Chúa Giêsu. Các mầu nhiệm về cuộc đời, sự chết và sự phục
sinh của Chúa Giêsu được nhắc đi nhắc lại trong Kinh Mân Côi. « Những gì Chúa
đã làm cho loài người chúng ta và cho phần rỗi chúng ta » là chính trọng tâm
của Kinh Mân Côi. Ðức Giêsu « đầy phúc lạ », vì « Người đã yêu thương những kẻ
thuộc về mình và Người yêu thương họ đến cùng » (Ga 13,1. Bởi vậy,cũng trong
tông thư Marialis cultus, Ðức Phaolô VI còn viết: « Là kinh nguyện dựa trên
Phúc Âm mà trọng tâm là mầu nhiệm Nhập Thể Cứu Chuộc, Tràng Hạt Mân Côi vì vậy
có chiều hướng rõ rệt quy hướng về Ðức Kitô. Ðặc điểm quan trọng nhất của Kinh
Mân Côi là việc lặp đi lặp lại Kinh Kính Mừng, và như thế là lặp đi lặp lại lời
ca ngợi Ðức Kitô, đối tượng tối hậu của lời chào Thiên Sứ khi truyền tin và lời
chào của thánh nữ Elisabeth dành cho Ðức Mẹ: ‘Con lòng Bà đây ơn phúc.' Kinh
Kính Mừng là bối cảnh cho việc suy ngắm các mầu nhiệm : Trong mỗi Kinh Kính
Mừng, Chúa Giêsu là chính Ðấng mà các mầu nhiệm tuần tự nhau đưa ra cho ta
chiêm ngắm, như: Con Thiên Chúa, Con Ðức Trinh Nữ, được sinh ra trong hang đá
Bêlem, được dâng vào đền thờ, trong tuổi niên thiếu đã hăng hái lo việc của
Cha, sầu khổ trong vườn cây dầu, bị đánh đòn và bị đội mão gai, bị vác thập giá
và chịu chết trên núi sọ, phục sinh và lên Trời ngự bên cạnh Chúa Cha trong
vinh quang hầu tuôn đổ ơn Thánh Linh xuống tràn trề…. Qua Ðức Kitô, Thiên Chúa
Cha được ca ngợi, vì chính Người « đã quá yêu thương thế gian đến nỗi đã ban
Con Một mình làm hy lễ đền tội cho thế gian » (Ga 3,16). Như thế, Kinh Mân Côi
là sự tưởng niệm trọn vẹn cuộc đời Chúa Giêsu từ khi giáng sinh làm người cho
tới lúc sống lại khải hoàn và lên trời vinh quang, đồng thời ca tụng Thiên Chúa
Cha từ ái. Thực vậy, Kinh Mân Côi là một phương tiện tôn thờ Thiên Chúa cách
đơn sơ nhưng thâm thúy và hoàn hảo nhất của chương trình Phụng Vụ của Giáo Hội.
Trong Tông Thư về Kinh Mân Côi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng viết: « Thực
ra việc lần hạt Mân Côi không gì khác hơn là cùng với Mẹ Maria chiêm ngắm Thánh
Nhan Chúa Kitô »
Hóa ra, không phải để
trang trí cho đẹp mà tại mình chưa hiểu hết ý nghĩa của Chuỗi Mân Côi. Tôi xin
chia sẻ đến bạn đọc.
Cầu
chúc mọi người sốt sắng trong tháng Mân Côi để tôn thờ Chúa qua việc tôn vinh
Đức Mẹ!
Peter
Bạn có thích bài viết này...?
|
Nhận tin miễn phí hằng ngày!
|
Follow us!
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.