Định kiến!
Sáng nay, thứ Sáu 01/8/2014, Lễ Đoàn Gia trưởng, sau
bài đọc Tin Mừng, Cha xứ Vinh An có một bài giảng rất hay về “Định kiến”!
Láng giềng của Chúa Giêsu mắc bệnh Định kiến. Họ có cái nhìn khinh rẻ Chúa - con lão
bác thợ mộc, mặc dù họ công nhận Chúa khôn ngoan và làm được những phép lạ. Đương
nhiên, họ không nhận biết được Thiên tính của Chúa? Nên họ mới có định kiến!
Chúng
ta đọc bài Tin Mừng (Mt 13, 54-58):
Người về quê giảng dạy
dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng và nói: “Bởi đâu ông ta được
khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế?” Ông không phải là con bác thợ
sao ? Mẹ của ông không phải là bà Maria ; anh em của ông không phải là các ông
Gia-cô-bê, Gio-xép, Si-mon và Giu-đa sao? Và chị em của ông không phải là bà
con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế? Và họ vấp ngã vì
Người. Nhưng Đức Giêsu bảo họ: “Ngôn sứ bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê
hương mình mà thôi.” Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin.
Định
kiến của họ là sai lầm, phiếm diện, lý luận cùn mà ca dao đã đúc kết theo kiểu:
(coi thường đàn bà)
Khôn ngoan cũng thể
đàn bà
Dẫu rằng vụng dại cũng là đàn ông.
(đàn bà được xếp vào
loại cay nghiệt, ghê ghớm)
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng.
(đàn ông: tích cực; đàn
bà: tiêu cực)
Đàn ông rộng miệng thì
sang
Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà.
(chồng nóng giận, vợ
chịu đựng)
Chồng giận thì vợ làm
lành
Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì?
(đàn ông làm công việc
lớn, giúp vợ là:)
Làm trai rửa bát quét
nhà
Vợ gọi thì dạ, bẩm bà tôi đây!
Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng, gắng sức gánh hai hạt vừng.
(bị định kiến cột chặt
thân phận, chịu đựng, bất lực)
Ước gì mẹ có mười tay
Tay này bắt cá, tay này bắt chim
Một tay xe chỉ luồn kim
Một tay cấy lúa, tay tìm hái rau
Một tay ôm ấp con đau
Một tay vo gạo, tay cầu cúng ma
Một tay vung vãi đằng xa
Một tay bếp núc, cửa nhà nắng mưa
Một tay quơ củi, muối dưa
Một tay vâng lệnh, bẩm thưa, đỡ đần
Tay này mẹ giữ lấy con
Tay nào lau nước mắt... mẹ còn thiếu tay!
1.Định
kiến là gì?
-Từ điển tiếng Việt: Định kiến là ý kiến nhất định.
Hiểu nôm na là ý kiến thiên vị, không khách quan, đã
có sẵn từ trước.
-Tiếng Anh: Prejudice- thành kiến,
thiên kiến, mối hại, điều tổn hại.
-Trong cuốn Từ điển
Tâm lý học do bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (anh ruột của thầy Nguyễn Khắc
Dương-chúng ta đã biết) chủ biên, định kiến được hiểu là quan niệm đơn giản,
máy móc, thường không đúng sự thật thể hiện trong lĩnh vực nhận thức hằng ngày
về một khách thể nào đó (một nhóm, một con người thuộc cộng đồng xã hội…).
2. Có định kiến trong
cuộc sống:
a.Những câu ca dao trên là định kiến: trọng nam khinh nữ.
b.Trong giao tiếp hằng ngày: vô tình hãy hữu ý chúng ta cũng bị rơi vào định kiến:
-Ở nông thôn ngày nay, máy Vi tính đầy nhà. Hai xã dân tộc
thì lấy gì mà có ? – ý coi khinh người dân tộc. (Tết vừa rồi tôi có lên thăm bà
con xã Mỹ Thạnh. Thanh niên 20 - 30 tuổi biết đánh vi tính, tương đương chứng
chỉ A, khoảng độ 80 người/ 100 người = 80%)
-Ai đời ngày nay mà còn gò lưng cắt chữ dán khẩu hiệu, chắc
chỉ còn trường Tiểu học Hàm Cường (19) và Mương Mán ! Ý nghĩ rằng Km 19 và Mương
Mán quê mùa, lạc hậu. Xin thưa: Trường TH Mương Mán là trường điểm Quốc gia đầu
tiên của HTN, có đến 10 năm nay rồi. Giáo viên 100% có bằng Cao đẳng trở lên -
trong đó Đại học 90% ; có mấy chục cái đàn organ, mấy chục máy Vi tính (đầu
tiên ở HTN) cho HS học ; học sinh bao giờ cũng đạt các giải thi cấp tỉnh; Trường
Km 19 cũng 100% GV có bằng Đại học ; 100% GV có chứng chỉ A vi tính trở
lên; là một trong 3 trường đầu tiên của huyện HTN (Hàm Thạnh, Mương Mán, Hàm
cường) sử dụng máy chiếu trong giảng dạy). Biết thiết kế rồi đem cho người ta in
chỉ là việc vặt.
-Dân Nam chê dân Bắc; Bắc 54 xem thường Bắc 75. Xin thưa vì
hoàn cảnh di dân, ban đầu gặp nhiều khó khăn nơi đất khách quê người. Thôi ta
cùng một giòng máu Lạc Hồng mà.
-Ôi! Mới học hết lớp 9 mà làm Linh mục. Xin Thưa, vì hoàn
cảnh phải nghỉ họ. Đúng là học hết lớp 9 thì nghỉ học. Nhưng 3 năm học Trung
cấp, 7 năm Đại chủng viện, rồi du học… chẳng lẽ kiến thức chỉ là lớp 9!
-Còn nhiều định kiến: …..
c.
Định kiến một cá nhân rồi khái quát cả một cộng đồng:
-Thằng này như vậy, chắc dân làng nó cũng vậy thôi!
-Dân… keo kiệt có tiếng.
-Tụi nhỏ bán hàng rong thì làm sao tin được.
- ….
Định
kiến đôi khi làm cho chúng ta bị hớ, trở nên cứng nhắc, hạn hẹp, thiển cận, chính
bản thân mình lạc hậu mà không biết. Có cái đầu định kiến thì khó khăn chấp
nhận ý kiến hay quan điểm của người khác.
Định
kiến đôi khi đánh giá sai bản thân mình; đánh giá sai người khác: Mình có học,
có bằng cấp hẳn hoi, so với xóm giềng cũng kha khá, tưởng như vậy: Mình là “Number
One”. Tưởng mình có kiến thức hơn người, hễ ai nói khác đi (điều mình đã biết)
thì họ nói sai. Coi chừng mình có ít kiến thức hơn so với họ!
Có
óc định kiến khiến ta khó hòa nhập với Cộng đoàn (đồng), khó hợp tác chung tay…
3.Biểu hiện của định kiến:
Có cả trong tư tưởng,
trong suy nghĩ và cả trong lời nói, việc làm.
-Kỳ thị với người mới
ra tù
-Kỳ thị tôn giáo
-kỳ thị Bắc, Trung, Nam
-Kỳ thị Việt kiều Mỹ,
Việt kiều Lào
-Kỳ thị với bệnh nhân
Aids
-Kỳ thị giàu, nghèo….
4. Nói không với định kiến ?
-Đôi lúc vô tình không
biết là mình có định kiến: dân “cá gỗ” không phải là keo kiệt mà vì nghèo nhưng
hiếu học.
-Nếu có, dẹp bỏ định
kiến, tập dung hòa;
-Lắng nghe ý kiến,
quan điểm của người khác;
-Xem lại mình, hãy
luôn có ý chí học tập;
-Đừng quá đề cao bản
thân và xem thường người ta;
-Chuyển thái độ khẳng
định sang tìm hiểu….
Xin Chia sẻ !
Peter
Bạn có thích bài viết này...?
|
Nhận tin miễn phí hằng ngày!
|
Follow us!
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.