CÓ CẦN RỬA TỘI
CHO TÍN HỮU TIN LÀNH ?
Khóa Giáo lý Hôn Nhân Công
Giáo năm 2014 tại Giáo xứ Vinh An đã kết thúc. Có trường hợp một tín hữu Tin Lành đã theo học Khóa này và bạn ấy muốn cải đạo sang Công giáo, bạn ấy có trình với Cha xứ
một Giấy chứng nhận đã chịu Phép Báp - tem lúc 15 tuổi của Hệ phái Phúc Âm. Bạn
ấy có hỏi GLV là bạn ấy có lãnh nhận Bí tích Rửa Tội nữa không?
GLV cũng phân vân
vì trường hợp này khác với các trường hợp khác: Đạo Phật, Khổng, Cao đài, vô
thần….thì lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Còn bạn này đã chịu Phép Báp-tem hẳn hoi ?
Nhưng nếu bạn ấy là Tin hữu Anh Giáo như ông Tony Blair khi
cải đạo sang Công Giáo thì không lãnh Bí tích Rửa tội Công Giáo nữa vì ông đã lãnh
bên Anh Giáo rồi.
Ở Việt Nam
hiện nay nhiều Hệ phái lắm: 1. Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) ; 2. Tổng Liên hội
Hội thánh Tin lành Việt Nam
(miền Nam)
; 3. Cơ đốc Phục lâm ; 4. Bắp tít Ân Điển ; 5. Cơ đốc Truyền giáo ; 6. Liên hữu
Cơ đốc ; 7. Trưởng Lão ; 8. Ngũ Tuần ; 9. Nhân chứng Giêhôva ; 10. Mennonette ;
11. Hội thánh Đấng Chris ; 12. Moocmông ; 13. Giêdêôn ; 14. Hội chứng địa
phương ;15. Phúc âm toàn vẹn ; 16. Tin lành Đức Tin ; 17. Hội thánh Ephêsô ; 18.
Liên đoàn truyền giáo Phúc âm ; 19. Hội thánh Thimôthê ; 20. Hội thánh Vườn nho
; 21. Hội thánh Victory ; 22. Hội thánh Giôên ; 23. Hội thánh Tin lành hy vọng
; 24. Hội thánh Guôsua ; 25. Tân Sứ Đồ ; 26. Bắp tít Tư gia ; 27. Bắp tít độc
lập ;28. Đoàn Truyền giáo Bắp tít ; 29. Hội Truyền giáo Nissi sư; 30. Hội thánh
Agape. Ngoài ra còn có Hội thánh Sabát ân tứ, Hội thánh Bắp tít General, Hội
thánh Vinh Diện, Hội thánh Đức tin, Hội truyền giáo Eklessia, Sứ Mạng thánh
đồ...ít tin hữu.
Nhiều Hệ phái như vậy, thì Hệ phái
nào có công thức Phép Báp-tem như Phép Rửa tội? Hay nói một cách khác Giáo
quyền công nhận phép Báp-tem của Hệ phái nào? Nghĩa là khi họ cải đạo sang Công
Giáo thì không phải rửa tội nữa?
GLV cũng có hỏi ý
kiến của Cha xứ. Ngài không trả lời có hay không, mà ngài bảo: cần
phải điều tra cặn kẽ về sự hữu hiệu của Phép Báp-tem
của hệ phái mà bạn ấy đã nhận như công thức và chất liệu… và ngài sẽ trình trường hợp này
với Đức Giám Mục.
Trong
lúc chờ đợi quyết định chính thức của Cha xứ, chúng tôi sưu tầm và chia sẻ với
các bạn: Giáo
luật về Bí Tích Rửa Tội và Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Bí Tích Rửa Tội.
A.
Bộ Giáo Luật
The Code of Canon Law
Bản dịch việt ngữ của:
Ðức Ông Nguyễn Văn Phương, Linh Mục Phan Tấn Thành, Linh Mục Vũ Văn Thiện, Linh Mục Mai Ðức Vinh
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia
Quyển IV:
Nhiệm Vụ Thánh Hóa Của Giáo Hội
Phần I: Các Bí Tích
Thiên 1:
Bí Tích Rửa Tội
Ðiều 849: Bí Tích Rửa Tội là cửa ngõ vào các Bí
Tích. Sự lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội cách thực sự hay ít ra bằng nguyện ước là
điều cần thiết cho phần rỗi. Bí Tích Rửa Tội giải thoát con người khỏi tội lỗi,
tái sinh họ làm con Chúa và kết nạp họ vào Giáo Hội, biến họ nên giống Chúa
Kitô bằng ấn tích không thể xóa nhòa. Bí Tích này chỉ được ban hữu hiệu bằng
việc rửa bằng nước nguyên chất kèm theo việc đọc đúng mô thức.
Chương I: Việc Cử Hành Bí Tích Rửa Tội
Ðiều 850: Phải ban Bí Tích Rửa Tội theo đúng nghi
thức trong các sách phụng vụ đã được phê chuẩn, trừ khi trong trường hợp nhu
cầu khẩn cấp, thì chỉ cần giữ những điều đòi buộc cho Bí Tích được hữu hiệu.
Ðiều 851: Việc cử hành Bí Tích Rửa Tội phải được
chuẩn bị thích đáng. Vì vậy:
1. người lớn muốn
lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, phải được nhận vào lớp dự tòng và, tùy mức độ có
thể, được hướng dẫn khai tâm Bí Tích qua nhiều giai đoạn khác nhau; dựa theo
đúng nghi thức khai tâm do Hội Ðồng Giám Mục đã thích nghi cũng như các quy
luật riêng do Hội Ðồng Giám Mục ban hành.
2. cha mẹ của nhi
đồng sắp được nhận Bí Tích Rửa Tội, cũng như những người sẽ lãnh trách nhiệm đỡ
đầu, phải được giáo huấn đầy đủ về ý nghĩa của Bí Tích này và về những bổn phận
gắn liền với Bí Tích. Cha Sở, tự mình hay nhờ người khác, phải chăm lo huấn
luyện đầy đủ các phụ huynh bằng những bài huấn dụ mục vụ, và kể cả bằng sự cầu
nguyện chung, trong lúc hội họp nhiều gia đình và bằng cách đi thăm viếng họ
khi nào có thể.
Ðiều 852: (1) Những điều quy định trong khoản luật
về Bí Tích Rửa Tội người lớn, cũng phải được áp dụng cho tất cả những ai đã quá
tuổi nhi đồng và biết xử dụng trí khôn.
(2) Kể cả trong
vấn đề liên can đến Bí Tích Rửa Tội, người thiếu xử dụng trí khôn cũng được
đồng hóa với nhi đồng.
Ðiều 853: Trừ trường hợp khẩn thiết, nước dùng khi
ban Bí Tích Rửa Tội buộc phải được làm phép theo các quy luật của sách phụng vụ.
Ðiều 854: Bí Tích Rửa Tội được cử hành hoặc bằng
cách dìm xuống nước, hoặc bằng cách đổ nước, tùy theo các quy luật của Hội Ðồng
Giám Mục đã định.
Ðiều 855: Cha mẹ, người đỡ đầu và Cha Sở phải lo
liệu để đừng đặt một tên không hợp với ý nghĩa Kitô giáo.
Ðiều 856: Mặc dầu có thể cử hành Bí Tích Rửa Tội
vào bất cứ ngày nào, tuy nhiên, thường nên cử hành vào ngày Chủ Nhật, hay nếu
có thể, vào đêm vọng Phục Sinh.
Ðiều 857: (1) Ngoài trường hợp cần thiết, nơi thích
hợp để Rửa Tội là nhà thờ hay nhà nguyện.
(2) Theo luật,
người lớn phải chịu phép Rửa Tội tại nhà thờ riêng của giáo xứ, nhi đồng tại
nhà thờ xứ của cha mẹ, trừ khi có lý do chính đáng khuyên nhủ cách khác.
Ðiều 858: (1) Mỗi nhà thờ giáo xứ phải có giếng rửa
tội, tuy vẫn duy trì quyền lợi hỗn nhập mà các nhà thờ khác đã thủ đắc.
(2) Ðể tiện lợi
cho giáo dân, Bản Quyền sở tại, sau khi hội ý với Cha Sở, có thể cho phép hay
ra lệnh đặt giếng rửa tội trong nhà thờ hay trong nhà nguyện khác nằm trong
ranh giới của giáo xứ.
Ðiều 859: Nếu người chịu rửa tội, vì ở xa hay vì
hoàn cảnh khác, gặp bất tiện lớn nếu đi đến hay được chở đến nhà thờ xứ hoặc
nhà thờ hay nhà nguyện khác nói trong điều 858, triệt 2, thì có thể hay phải cử
hành Bí Tích Rửa Tội trong một nhà thờ hay một nhà nguyện khác gần hơn, hay tại
một nơi khác xứng đáng.
Ðiều 860: (1) Ngoài trường hợp cần thiết, không
được cử hành Bí Tích Rửa Tội trong các nhà tư, trừ khi được Bản Quyền sở tại
cho phép vì một lý do quan trọng.
(2) Nếu Giám Mục
giáo phận không định thể khác, thì không được cử hành Bí Tích Rửa Tội trong nhà
thương, trừ trường hợp cần thiết hay có lý do mục vụ khác đòi buộc.
Chương II: Thừa Tác Viên Bí Tích Rửa Tội
Ðiều 861: (1) Thừa tác viên thông thường của Bí Tích
Rửa Tội là Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế, miễn là giữ quy định của điều 530, số
1.
(2) Khi thừa tác
viên thông thường vắng mặt hay bị cản trở, một giáo lý viên được Bản Quyền trao
cho nhiệm vụ Rửa Tội sẽ cử hành Bí Tích Rửa Tội cách hợp pháp. Trong trường hợp
cần thiết thì bất cứ người nào, với một chủ ý nghiêm chỉnh, cũng có thể cử
hành. Các chủ chăn, đặc biệt Cha Sở, phải lo dạy các tín hữu biết cách rửa tội
cho đúng.
Ðiều 862: Ngoại trừ trường hợp cần thiết, không ai
được cử hành Bí Tích Rửa Tội trên lãnh thổ của người khác, dù rằng cho một
người thuộc quyền của mình, nếu không có phép hợp lệ.
Ðiều 863: Việc Rửa Tội cho người lớn - ít ra đã
chẵn mười bốn tuổi - nên được trình lên Giám Mục giáo phận để chính Ngài đích
thân cử hành nếu xét thấy thuận lợi.
Chương III: Những Người Lãnh Bí Tích Rửa Tội
Ðiều 864: Tất cả và chỉ những người chưa được rửa
tội mới có khả năng lãnh Bí Tích Rửa Tội.
Ðiều 865: (1) Ðể có thể được rửa tội, người lớn
phải tỏ ý muốn lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, phải được giáo dục đầy đủ về các chân
lý Ðức Tin và các nghĩa vụ Kitô giáo, được thử luyện vào đời sống Kitô giáo qua
thời gian dự tòng; ngoài ra, phải khuyên nhủ họ thống hối về tội lỗi của mình.
(2) Trong trường
hợp nguy tử, người lớn có thể được rửa tội khi đã biết phần nào về các chân lý
chính yếu của Ðức Tin, đã bày tỏ cách nào đó ý muốn lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội
và hứa sẽ tuân giữ các điều răn của đạo công giáo.
Ðiều 866: Nếu không có lý do quan trọng cản trở,
người lớn, liền ngay sau khi đã được rửa tội, cần được lãnh Bí Tích Thêm Sức,
tham dự lễ Thánh Thể và rước lễ ngay đó.
Ðiều 867: (1) Cha mẹ có bổn phận lo cho con mình
được rửa tội ngay trong những tuần lễ đầu tiên. Vào dịp sớm nhất sau ngày sinh,
hay kể cả trước ngày sinh, cha mẹ hãy đến gặp Cha Sở để xin rửa tội cho con và
xin được chuẩn bị kỹ lưỡng về Bí Tích.
(2) Nếu hài nhi
gặp cơn nguy tử, phải rửa tội cho nó ngay, không chút trì hoãn.
Ðiều 868: (1) Ðể một nhi đồng được rửa tội cách hợp
pháp, cần thiết phải:
1. có sự đồng ý
của cha mẹ, ít là của một trong hai, hoặc của người thế quyền cha mẹ theo luật;
2. có hy vọng
vững chắc rằng em bé sẽ được giáo dục trong đạo công giáo. Nếu hoàn toàn không
có hy vọng, thì phải hoãn việc rửa tội dựa theo các quy định của luật địa
phương, sau khi đã cho cha mẹ biết lý do.
(2) Trong cơn
nguy tử, một nhi đồng con của cha mẹ công giáo, và thậm chí không công giáo, có
thể được rửa tội cách hợp pháp, cho dù trái ý cha mẹ.
Ðiều 869: (1) Nếu hồ nghi không biết một người đã
được rửa tội hay chưa, hoặc Bí Tích Rửa Tội đã ban có hữu hiệu hay không, và sự
hồ nghi vẫn còn dù sau khi đã điều tra cặn kẽ, thì được ban Bí Tích Rửa Tội với
điều kiện.
(2) Những người
đã được rửa tội trong một giáo đoàn không Công Giáo, thì không cần rửa tội lại
với điều kiện, trừ khi có lý do quan trọng hồ nghi về sự hữu hiệu của Bí Tích
sau khi đã điều tra chất liệu và công thức dùng trong lúc ban Bí Tích Rửa Tội,
cũng như đã lưu ý đến chủ ý của người trưởng thành được rửa tội và của thừa tác
viên cử hành Bí Tích.
(3) Trong những
trường hợp ở triệt 1 và 2 trên đây, nếu có hoài nghi về việc đã ban hoặc về sự
hữu hiệu của Bí Tích Rửa Tội, thì chỉ cử hành lại cho người lớn khi đã trình
bày giáo lý Bí Tích, và cho đương sự hay cha mẹ, nếu là nhi đồng, biết những lý
do hoài nghi về việc hữu hiệu của Bí Tích Rửa Tội đã cử hành trước đây.
Ðiều 870: Ðứa trẻ bị bỏ rơi hay vô thừa nhận phải
được rửa tội, trừ khi đã điều tra cẩn thận và biết chắc em đã được rửa tội rồi.
Ðiều 871: Bào thai bị sảy, nếu còn sống, thì phải
được rửa tội, tùy theo mức độ có thể được.
Chương IV: Người Ðỡ Ðầu
Ðiều 872: Trong mức độ có thể được, phải liệu cho
người sắp chịu Bí Tích Rửa Tội có một người đỡ đầu. Nhiệm vụ của người đỡ đầu
là tham dự vào việc khai tâm Kitô giáo của người lớn sắp rửa tội; còn đối với
nhi đồng sắp rửa tội, người đỡ đầu phải cùng với cha mẹ đem em nhỏ đến chịu rửa
tội, rồi cộng tác với cha mẹ giúp em bé đã được rửa tội sống đời sống Kitô giáo
cách xứng đáng và tận tụy chu toàn những bổn phận gắn liền với Bí Tích Rửa Tội.
Ðiều 873: Có thể chỉ nhận một cha đỡ đầu hoặc một
mẹ đỡ đầu, hay cả cha và mẹ đỡ đầu.
Ðiều 874: (1) Ðể được nhận giữ vai trò đỡ đầu, cần:
1. phải được chọn
lựa bởi chính người sắp được rửa tội, hay cha mẹ của đương sự hoặc người thế
quyền cha mẹ; nếu không có cha mẹ và người thế quyền thì Cha Sở hay thừa tác
viên rửa tội sẽ chọn lựa. Người được chọn phải có khả năng và chủ ý thi hành
nhiệm vụ đỡ đầu;
2. đã được mười
sáu tuổi trọn, trừ khi Giám Mục giáo phận ấn định tuổi khác, hoặc Cha Sở hay
thừa tác viên thấy có thể nhận một ngoại lệ vì lý do chính đáng;
3. phải là người
công giáo, đã chịu Bí Tích Thêm Sức và Bí Tích Mình Thánh, lại có đời sống xứng
hợp với Ðức Tin và chức vụ sắp lãnh nhận;
4. không mắc một
hình phạt giáo luật đã được tuyên kết và tuyên bố hợp lệ;
5. không phải là
cha hay mẹ của người được rửa tội.
(2) Người nào đã
được rửa tội nhưng thuộc về một giáo đoàn không Công Giáo, thì chỉ được nhận
cùng với một người đỡ đầu Công Giáo, và với tư cách chứng nhân của Bí Tích Rửa
Tội mà thôi.
Chương V: Bằng Chứng Và Ghi Chú Về Việc Ban Bí Tích
Ðiều 875: Người ban Bí Tích Rửa Tội phải liệu để,
nếu không có người đỡ đầu, ít ra có một chứng nhân hầu có thể xác nhận việc ban
hành Bí Tích Rửa Tội.
Ðiều 876: Nếu không gây thiệt hại cho ai hết, thì
lời xác quyết của một chứng nhân đáng tin cậy hay lời thề của chính đương sự
nếu họ lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội vào tuổi trưởng thành, cũng đủ để chứng minh
việc Bí Tích đã được ban.
Ðiều 877: (1) Cha Sở nơi cử hành Bí Tích Rửa Tội
phải cẩn thận ghi ngay vào sổ Rửa Tội: tên của người lãnh Bí Tích Rửa Tội, của
thừa tác viên, của cha mẹ, của người đỡ đầu và nếu có, của cả người làm chứng;
nơi và ngày rửa tội, ngày và nơi sinh.
(2) Nếu là đứa
con của người mẹ không có chồng, thì sẽ ghi tên người mẹ vào sổ, khi có thể
minh định công khai được mẫu hệ hay khi chính người mẹ tự ý xin ghi tên mình
vào qua một đơn viết hay trước mặt hai người chứng. Tên của người cha cũng ghi
vào sổ nếu phụ hệ được chứng minh do một văn kiện công chứng nào đó, hoặc chính
đương sự tuyên bố trước mặt Cha Sở và hai người chứng. Trong những trường hợp
khác, sẽ chỉ ghi tên trẻ được rửa tội mà không cần nhắc đến tên của người cha
hay của cha mẹ.
(3) Nếu là đứa
con nuôi, thì phải ghi tên cha mẹ nuôi và cả cha mẹ ruột theo quy tắc của các
triệt 1 và 2, ít là khi đã ghi như vậy trong chứng thư dân sự tại địa phương;
tuy nhiên phải lưu ý đến các chỉ thị của Hội Ðồng Giám Mục.
Ðiều 878: Nếu không phải Cha Sở hay người đại diện
Cha Sở ban Bí Tích Rửa Tội, thì thừa tác viên Bí Tích Rửa Tội, bất cứ là ai,
phải báo cho Cha Sở tại nơi cử hành Bí Tích Rửa Tội biết, để ngài ghi vào sổ
Rửa Tội theo điều 877, triệt 1.
(Nhóm Dịch Thuật Việt ngữ Bộ Giáo Luật)
Bài
Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Bí Tích Rửa Tội
“Nhờ Bí Tích Rửa Tội,
chúng ta có khả năng tha thứ và yêu thương ngay cả những người xúc phạm đến
mình và làm tổn thương mình, chúng ta có thể nhận ra trong những người rốt hết
và những người nghèo khổ nhất khuôn mặt của Chúa là Đấng đến thăm và gần gũi chúng ta.”
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC
Phanxicô ban hành ngày 8 tháng 1 năm 2014 trong buổi Triều Yết Chung được tổ
chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC bắt đầu loạt bài giáo lý về các Bí Tích, mở đầu bằng Bí Tích Rửa Tội.
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay chúng ta bắt đầu một loạt bài giáo lý về các Bí Tích, và Bí Tích thứ nhất là Bí Tích Rửa Tội. Với một sự trùng hợp ngẫu
nhiên rất
hạnh phúc là Chúa Nhật tới đánh dấu Lễ Chúa chịu Phép Rửa.
1. Bí Tích Rửa Tội là Bí Tích mà trên đó đức tin của chúng ta được xây dựng và cho chúng ta trở thành phần tử sống động của Đức Kitô và Hội Thánh
của Người. Với Bí Tích Thánh Thể và
Thêm Sức, Bí Tích Rửa Tội tạo thành các Bí Tích gọi là "Khai Tâm Kitô
Giáo", tạo thành một biến cố Bí Tích lớn duy nhất, cho chúng ta được trở nên giống Thiên Chúa và biến chúng ta thành một dấu chỉsống động của sự hiện diện và tình yêu của Ngài.
Nhưng chúng ta có
thể thắc mắc là: Bí Tích Rửa
Tội có thực sự cần thiết để
sống như Kitô hữu và đểtheo Chúa Giêsu không? Theo cơ bản đó có phải một nghi lễ đơn giản, một hành động chính thức
của Hội Thánh để đặt tên cho một em bé không? Đó là một câu hỏi có thể được đặt ra. Và những lời của Thánh Tông Đồ Phaolô viết đã làm sáng
tỏ điều này: "Anh em
không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô
Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào
trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế,
cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa
Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới" (Rm 6:3-4). Vì vậy, nó không phải là
một thủ tục! Bí Tích Rửa Tội là một hành động chạm đến cuộc sống chúng ta
một cách sâu xa. Một em bé đã được Rửa Tội và một em bé chưa được rửa tội không giống nhau! Một người
được Rửa Tội không giống một người chưa được Rửa Tội. Chúng ta, qua Bí
Tích Rửa Tội, được đắm mình trong nguồn vô tận của sự sống là cái chết của Chúa
Giêsu, hành động cao quí nhất của tình yêu trong lịch sử; và nhờ tình yêu này
mà chúng ta có thể sống một đởi sống mới, không còn đưới quyền thống trị của sự
dữ, của tội lỗi và của sự chết, nhưng trong sự hiệp thông với Thiên Chúa và với
anh chị em mình.
2. Việc nhiều người trong chúng ta không nhớ cuộc cử hành Bí Tích này của
mình là điều hiển nhiên, nếu chúng ta đã được Rửa Tội một thời gian ngắn sau
khi sinh ra. Tôi đã hỏi câu hỏi này hai hoặc ba lần ở Quảng Trường này: Ai biết
ngày Rửa Tội của mình, giơ tay lên. Biết ngày mà tôi được dìm vào dòng
nước cứu độ của Chúa Giêsu là điều quan trọng. Tôi xin phép khuyên anh
chị em một điều. Nhưng còn hơn một lời khuyên nhủ, một bài tập ở nhà cho
ngày hôm nay. Hôm nay ở nhà, anh chị em hãy tìm và hỏi xem ngày Rửa Tội
của mình là ngày nào, và do đó anh chị em sẽ biết thật rõ ngày Rửa Tội tốt đẹp
ấy. Biết ngày Rửa Tội của chúng ta là biết một ngày rất vui. Nếu
chúng ta không biết nó, chúng ta có nguy cơ mất ký ức về những gì Chúa đã làm
trong chúng ta, ký ức về hồng ân mà chúng ta đã nhận được. Chung cuộc
chúng ta chỉ coi nó như là một biến cố đã xảy ra trong quá khứ - và thậm chí
không do ý muốn của chúng ta, nhưng do ý muốn của cha
mẹ chúng ta – điều đó không còn có bất kỳ ảnh hưởng nào đến hiện tại của chúng
ta. Chúng ta cần phải đánh thức ký ức về ngày Rửa Tội của
mình. Chúng ta được mời gọi sống Bí Tích Rửa Tội của chúng ta mỗi ngày,
như một thực tại có thật trong cuộc sống của mình. Nếu chúng ta theo Chúa
Giêsu và ở lại trong Hội Thánh, bất chấp những giới hạn, những yếu đuối và tội
lỗi của chúng ta, chính nhờ Bí Tích này mà qua đó chúng ta đã trở thành những
tạo vật mới và đã mặc lấy Đức Kitô. Thực ra, chính nhờ Bí Tích Rửa Tội mà
chúng ta được giải thoát khỏi Tội Nguyên Tổ, chúng ta được ghép vào mối liên hệ
của Chúa Giêsu với Thiên Chúa Cha, chúng ta thành những người mang một niềm hy
vọng mới, vì Bí Tích Rửa Tội cho chúng ta niềm hy vọng mới này: hy vọng bước đi
trên con đường cứu độ suốt cuộc đời mình. Và không điều gì hoặc không ai
có thể dập tắt niềm hy vọng này, bởi vì hy vọng không làm chúng ta thất vọng.
Hãy nhớ rằng: hy vọng nơi Chúa không bao giờ làm cho chúng ta thất vọng.
Nhờ Bí Tích Rửa Tội, chúng ta có khả năng tha thứ và yêu thương ngay cả
những người xúc phạm đến mình và làm tổn thương mình, chúng ta có thể nhận ra
trong những người rốt hết và những người nghèo khổ nhất khuôn mặt của Chúa là
Đấng đến thăm và gần gũi chúng ta. Bí Tích Rửa Tội giúp chúng ta nhận ra
trên khuôn mặt những người nghèo, những người đau khổ, ngay cả trong những
người lân cận của mình, khuôn mặt của Chúa Giêsu. Tất cả những điều này
có thể được là nhờ vào sức mạnh của Bí Tích Rửa Tội!
3. Một yếu tố quan trọng cuối cùng. Và tôi đưa ra câu hỏi: Một người có thể tự Rửa Tội cho
mình được không? Không ai có thể tự rửa tội cho mình được!
Không ai. Chúng ta có thể yêu cầu được rửa tội, mong muốn được rửa
tội, nhưng chúng ta luôn luôn cần một người nhân danh Chúa ban Bí Tích này cho
chúng ta. Bởi vì Bí Tích Rửa Tội là một món quà được ban tặng trong bối
cảnh quan tâm và chia sẻ huynh đệ. Luôn luôn trong lịch sử, một người rửa
tội cho một người khác, một người khác, và một người khác nữa... đó là một
chuỗi, một chuỗi ân sủng. Nhưng, tôi không thể tự làm phép rửa cho mình:
tôi phải xin người khác rửa tội cho tôi. Đó là một hành động huynh đệ,
một hành động liên kết với Hội Thánh. Trong việc cử hành Bí Tích Rửa Tội,
chúng ta có thể nhận ra những đặc tính chân chính nhất của Hội Thánh, là một
người mẹ tiếp tục sinh ra những con cái mới trong Đức Kitô, trong hoa quả của
Chúa Thánh Thần.
Vậy giờ đây chúng ta hãy xin Chúa bằng cả tâm hồn để chúng ta có thể cảm
nghiệm nhiều hơn và nhiều hơn nữa trong cuộc sống hàng ngày, ân sủng này mà
chúng ta nhận được qua Bí Tích Rửa Tội. Để khi gặp gỡ chúng ta, anh chị
em chúng ta có thể gặp những con cái thật của Thiên Chúa, những người em thật
sự của Chúa Giêsu Kitô, các phần tử thật sự của Hội Thánh. Và đừng quên
bài tập ở nhà ngày hôm nay: tìm kiếm, hỏi cho biết ngày chịu phép Rửa Tội của
mình. Như một người biết ngày sinh của mình, tôi cũng phải biết ngày rửa
tội của tôi, vì đó là một ngày lễ!
Phaolô Phạm
Xuân Khôi chuyển ngữ
Peter Sưu tầm
Bạn có thích bài viết này...?
|
Nhận tin miễn phí hằng ngày!
|
Follow us!
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.