QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐỐM NÂU
HẠI THANH LONG
(Quy trình tạm thời)
I.
MỤC TIÊU
Nhằm đưa ra các biện pháp kỹ thuật tạm thời phòng trừ
bệnh đốm nâu hại thanh long, giảm tổn thất, góp phần bảo vệ và phát triển sản
xuất cây thanh long theo hướng sản xuất an toàn, bền vững.
II.
PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình kỹ thuật tạm thời quản lý bệnh đốm nâu gây
hại cây thanh long được áp dụng trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ,
Kiểm dịch thực vật và các tổ chức, cá nhân có trồng cây thanh long trên lãnh
thổ Việt Nam.
III.
NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI
1.
Nguyên nhân, cơ chế gây bệnh:
Bệnh đốm nâu được ghi nhận đã, đang xuất hiện ở một
số nước như Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan. Ở Việt Nam, một
số vườn thanh long tại các địa phương thuộc tỉnh Bình Thuận và Long An đã xuất
hiện loại bệnh này, tuy mới xuất hiện nhưng bệnh có tốc độ lây lan nhanh và gây
hại trên diện rộng.
Bệnh đốm nâu hại thanh long do nấm Neoscytalidium
dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra. Nấm thuộc Bộ Botryosphaeriales;
Họ Botryosphaeriaceae.
Bào tử nấm gây bệnh nẩy mầm trên bề mặt tiếp xúc rồi
xâm nhập vào trong mô gây hoại tử, bệnh gây hại cả trên thân cành và quả thanh
long.
2.
Triệu chứng bệnh:
- Trên thân cành: khi mới xuất hiện, triệu chứng ban
đầu là các vết lõm màu trắng (nên một số nông dân còn gọi là bệnh đốm trắng,…),
sau đó vết bệnh nổi lên thành những đốm tròn màu nâu như mắt cua. Trong điều
kiện thuận lợi bệnh phát triển mạnh, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho
cành thanh long bị sần sùi, gây thối khô từng mảng.
- Trên quả: tương tự như trên thân cành, những đốm
làm cho vỏ quả trở nên sần sùi thối khô từng mảng. Bệnh nặng có thể gây nám
(rám) cả quả làm giảm giá trị thương phẩm nghiêm trọng.
3.
Phương thức lây lan:
Bệnh phát sinh phát triển và lây lan nhanh trong điều
kiện thời tiết ẩm ướt, ẩm độ không khí cao, nhất là vào mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11. Bệnh phát sinh gây hại nặng hơn trên những vườn thanh long bón nhiều
phân đạm, sử dụng nhiều chất kích thích sinh trưởng. Bệnh đốm nâu cây thanh
long lây lan chủ yếu qua các con đường:
- Qua hom giống, tàn dư cây bệnh và các sản phẩm của
thanh long.
- Bào tử nấm phát tán, lây lan nhờ gió, dòng nước
chảy và qua một số sinh vật (một số loài ốc sên, côn trùng).
IV.
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG:
Để phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long hiệu quả
phải áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
4.1.
Biện pháp canh tác:
- Vệ sinh sạch cỏ dại, tiến hành tỉa cành cho vườn thông
thoáng, sạch sẽ, không để vườn quá rậm rạp.
- Thường xuyên kiểm tra vườn, nhất là những vườn cận
kề vườn bệnh và vườn um tùm, xanh tốt hoặc vào thời điểm ẩm độ không khí cao.
- Không tưới nước vào chiều tối vì sẽ tạo điều kiện
ẩm độ cho bào tử nấm gây bệnh nảy mầm, gây hại. Không tưới phun trên tán cây.
- Loại bỏ những cành, quả bị bệnh, thu gom chôn lấp,
rắc vôi bột tiêu hủy (không được bỏ cành bệnh, quả bệnh xuống nguồn nước hay
vứt tại vườn).
-Bón phân cân đối, tránh bón thừa phân đạm và sử dụng
nhiều lần chất kích thích sinh trưởng khi cây bị bệnh, Tăng cường bón lân, kali
và phân hữu cơ hoai mục cũng như việc bổ sung thêm phân có hàm lượng canxi,
magiê, silíc để tăng sức đề kháng cho cây.
4.2.
Sử dụng giống sạch bệnh:
- Tuyệt đối không được lấy giống, giâm chiết cành từ
những khu vực bị bệnh hoặc không có nguồn gốc rõ ràng.
- Không vận chuyển cành, quả bị bệnh từ khu vực có
bệnh sang khu vực khác.
4.3.
Biện pháp hóa học:
- Rắc vôi bột khử trùng trên mặt đất với liều lượng 1
- 2 tấn/ha.
- Khi phát hiện bệnh đốm nâu mới chớm xuất hiện có
thể sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ bệnh. Hiện nay trong Danh mục thuốc BVTV
được phép sử dụng ở Việt Nam chưa có thuốc đăng ký phòng trừ bệnh đốm nâu hại
thanh long nên tạm thời sử dụng các loại thuốc gốc đồng (Cuprous Oxide, Copper
Hydroxide, Copper Sulfate) hoặc gốc Mancozeb để phun phòng trừ bệnh; sử dụng
thuốc phải theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo trên
bao bì.
V.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn các tổ chức, cá
nhân có trồng thanh long áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh đốm
nâu.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh cần
báo cáo kịp thời về Cục Bảo vệ thực vật để cùng phối hợp giải quyết.
CỤC
BẢO VỆ THỰC VẬT
**************************
Bài 1: Biện
pháp phòng trừ:
Do đặc điểm gây hại của bệnh giống
triệu chứng do nấm gây ra, nên trong tình hình hiện nay, nông dân cần chủ động
phòng là chính với các biện pháp tổng hợp như sau:
- Thoát nước tốt cho vườn thanh long.
- Thường xuyên thăm vườn, kịp thời phát
hiện các cành, trái bị bệnh để cắt bỏ. Gom các cành, trái bị bệnh tiêu hủy.
- Tuyệt đối không được vứt bỏ cành,
trái bị bệnh xuống nguồn nước vì sẽ làm bệnh lây lan nhanh.
- Hạn chế tưới nước mương lên tán thanh
long, nhất là sau khi trời mưa.
- Không bón phân gà tươi hay bột xơ dừa
cho vườn thanh long.
- Sử dụng phân chuồng hoai và nấm đối
kháng Trichoderma hoặc phân hữu cơ vi sinh.
- Bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali.
Không bón thừa phân đạm.
Các biện pháp trên không thể trừ được
bệnh “đốm trắng” nhưng nếu nông dân chủ động và tích cực phòng trừ sẽ giúp hạn
chế tối đa tác hại và sự lây lan của bệnh hại.
TS. TRẦN THANH PHONG, Báo Ấp Bắc, 24/06/2013
***********************************
Bài 2
PHÒNG TRỪ DỊCH BỆNH ĐỐM TRẮNG
TRÊN CÂY THANH LONG
Trước tình hình, cấp bách của bà con nông dân và mong muốn giảm
bớt những thiệt hại trên cây thanh long, cải thiện đời sống kinh tế của nông
dân, Kỹ sư Lang tổng giám đốc công ty Diên Khánh đã nghiên cứu các loại thuốc phòng trừ dịch
bệnh và cho nhập khẩu từ Thái Lan phân vi lượng kháng nấm bệnh và vi khuẩn cây
trồng, đó là NANO Đồng – G8,để phòng trừ bệnh đốm trắng cho cây thanh
long. Với kích thước siêu nhỏ, phân tử đồng dễ dàng thấm sâu và hấp thụ mạnh
qua vách tế bào thực vật làm tăng khả năng tổng hợp kháng sinh phòng trừ bệnh
do nấm khuẩn gây ra, ngăn chặn kịp thời bệnh đốm trắng cho thanh long. Khi thời
tiết bắt đầu có sương muối là lúc bệnh có điều kiện phát triển mạnh, nông dân
đã có thể dùng một lượng 20ml – 40ml/bình 16 lít để ngăn chặn bệnh ngay từ giai
đoạn đầu.
Trong điều kiện nấm bệnh đã phát triển người nông dân bắt buộc phải
sử dụng thuốc trừ bệnh có hoạt lực cao, sản phẩm G8
– Centera TOP 350SC có thể đáp ứng yêu cầu đó, với ba hoạt chất trừ nấm bệnh mạnh
nhất hiện nay: Azoxystrobin
150g/l, Difenoconazole 85g/l và Hexaconazole 115g/l,
đây là ba hoạt chất mới hoàn toàn, thấm nhanh gây ức chế và ngăn chặn sự phát
triển của các sợi nấm khuẩn, dẫn đến các loại nấm khuẩn không phát triển và
chết, bệnh không còn điều kiện lây lan.
Centera TOP 350SC là sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật được khuyến
khích sử dụng vì hiệu quả trong việc trừ nấm bệnh.
Theo
quan sát của các kỹ sư công ty Diên Khánh, nông dân còn một số tồn tại như: không có
thói quen vệ sinh vườn, đất đai ít cải tạo, lại hay sử dụng trực tiếp phân bò
chưa được ủ hoai (chỉ được ủ 15 ngày) bón cho cây. Phân bò chưa được phân giải
làm cho cây bị nóng, trong phân lại chứa rất nhiều nấm bệnh gây ảnh hưởng đến
cây và chất lượng trái. Với hai tỉ bào tử có trong vi sinh đậm đặc hữu cơ từ
sản phẩm Trichoderma – G8 có thể tăng cường vi sinh vật có lợi trong
đất, tái tạo mùn đất, chống thoái hóa đất, giúp đất tơi xốp, tăng hiệu suất cho
phân bón, giúp phân bò nhanh chóng hoại mục, diệt các loại nấm gây bệnh trong
phân bò. Trichoderma – G8 tăng khả năng cố định đạm và tổng hợp chất
điều hòa thúc đẩy sinh trưởng cho thực vật. Sản phẩm này sẽ hỗ trợ rất nhiều
cho nông dân trong việc cải tạo đất vườn và năng suất cũng như chất lượng trái.
Có thể sử dụngTrichoderma
– G8 trên lá 30g/ bình 16 lít, tưới gốc 10g/ bình
16 lít/10 m2, sử dụng ủ phân bò với 40g/bình 16 lít.
Bên cạnh việc phòng trừ
bệnh thì việc bổ sung dinh dưỡng để tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản
cũng là một việc hết sức quan trọng trong kỹ thuật canh tác. Để trái thanh long
có màu sắc đẹp, chất lượng ngon và đặc biệt là trái lớn thì không thể thiếu
thành phần Kali. Sản phẩm phân Kali Sữa –G8 công ty Diên Khánh, cung cấp Kali dạng sữa dễ hấp thu, chuyển
hóa nhanh mang lại hiệu quả cho cây, giúp cứng cây, trái to và ngọt, màu sắc
đẹp. Sử dụng Kali Sữa –G8 tốt nhất vào thời kì mang trái 20 -30ml/ bình 16 lít.
Với các sản phẩm nhập
khẩu từ Thái Lan như bộ G8 mà Kỹ Sư Lang - công ty Diên Khánh hướng dẫn nông dân sử dụng sẽ giúp thanh long
Việt Nam xuất khẩu ở nhiều thị trường hơn trên thế giới hơn. Nâng tầm phát
triển ngành nông nghiệp của đất nước lên một tầm mới và trên hết là tăng hiệu
quả kinh tế cho nông dân.
(Theo Kỹ sư Nguyễn Thanh Lang - TGĐ công ty Diên Khánh)
Nguyễn
Nông Dân (sưu tầm)
Bạn có thích bài viết này...?
|
Nhận tin miễn phí hằng ngày!
|
Follow us!
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.