A. LỜI NGỎ
NÔNG DÂN
SOẠN GIÁO TRÌNH
HỌC VI TÍNH
Anh
Nguyễn N D lấy bút hiệu: “Người Nông Dân”, đúng là một nông dân chính hiệu, làm
nghề sản xuất thanh long. Năm 1975, sau Giải phóng, anh học gần xong lớp 5
trường làng. Kể từ đó đến nay, anh không học trường lớp nữa mà học “trường
đời”!
Anh tiếp cận với máy vi tính được
khoảng 3 năm nay. Tình cờ người viết tiếp xúc với anh qua một dịp trao đổi với
nhau về vi tính, phát hiện anh có một File Word được đặt tên: “Hồi Ký Học Vi
Tính” với đầy đủ tên từng bài học (trên 100 bài) và có hình ảnh minh
họa hẳn hoi, trông có vẻ như một tập “Giáo Trình”! Tôi xin phép được mở ra xem
và quả đúng là một Giáo trình do một nông dân biên soạn!?
… Thì ra kể từ khi tập lăn con chuột
và mò mẫn trên cái bàn phím vi tính để tập đánh chữ, anh đã lưu từng bài học,
không bỏ sót bài nào? Sau này, khi giỏi rồi thì anh hiệu chỉnh lại, thêm hình
ảnh và sắp xếp thành những bài học và trở thành một Tập Giáo Trình Vi Tính!
Người viết nài nỉ mãi,
anh mới thuận cho đăng với điều kiện dấu tên, nơi ở,… Tập Giáo Trình của anh
rất dễ hiểu, dễ học, dễ thực hành. Chúng tôi xin chia sẻ từng bài, có thể mỗi
tuần một bài kể từ hôm nay. Các bạn nào muốn học vi tính thì nên theo dõi, bảo
đảm hết năm 2014 các bạn sẽ giỏi vi tính tương đương chứng chỉ A !?
Tôi đã làm quen với Vi tính từ những
năm cuối thế kỷ 20 mà đến nay chưa bao giờ đánh một văn bản dài quá 100 trang
(ngoại trừ giáo án), chưa soạn nỗi một Giáo trình phần mềm nào cả. Thế mà bác
nông dân “Người Nông Dân” trình độ học vấn lớp 5 mà có một “tuyệt tác” thật
đáng khâm phục! Giáo Trình của anh vẫn đang được tiếp tục biên soạn sang Excel
và Photoshop.
Người giới thiệu: Pet Trần Bảng
Bài 1:
Cái Bàn phím và con
Chuột
1.Cái Bàn phím:
a. Mô tả:
Cái bàn phím Vi tính, nó
cũng na ná giống cái Máy đánh chữ: có đủ chữ cái tiếng La Tinh (Anh, Pháp, Mỹ,
gì đó…), nhưng thiếu ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư; các dấu thanh sắc, huyền, hỏi, ngã,
nặng …
Hình cái bàn
phím:
-Hàng trên: Esc,
F1 đến F12, …
*Esc: hủy lệnh vừa mới ban hành (mới
thực hiện)
*Các F1, F2,…F12 đều có công dụng cả
(sau này có bài học riêng)
-Bên phải có các
phím:
*Phím Tab: thục vô đầu dòng ;
*Phím Caps Lock: NHẤN NÓ ĐỂ ĐÁNH CHỮ
IN HOA, nhấn lại cái nữa, để đánh in thường.
*Phím Shift; Nhấn giữ nó để đánh chữ
hoa khi cần đánh, ví dụ: Nguyễn Văn. Nông Dân (các chữ cái N,V,N,D)
*Ctrl, nhấn nó rồi nhấn chữ, gọi là
phím tắt (bài sau); dùng để chọn một câu khi nhấn nó rồi nhắp chuột tại câu cần
chọn ; nhấn nó rồi nhấn đối tượng để kéo thy đổi vị trí,…(bài sau nói rõ hơn),
-Ở giữa là các
chữ cái và số, các dấu….
*Hàng
phím (hàng thứ hai), nếu nhấn giữ phím Shift và gõ theo thứ tự từ trái qua phải
là: !, @, #, $, %, &,*, (, ) , _, +, (tùy loại bàn phím, cũng na ná)
*Không nhấn giữ Shift thì khi gõ nó
sẽ: 1,2,3,4,…, 0,-,=, (tùy loại)
* Các hàng thứ 3, 4, 5 là các chữ
cái. Các dấu , : ; “ “< > ? | } } vân vân.
+Một phím có thể có hai dấu: trên và
dưới. Muốn đánh dấu trên thì giữ phím Shift + dấu cần đánh
+Ví
dụ: phím có hai dấu: dấu > và dấu cộng (.). Muốn đánh dấu lớn hơn
(>) thì nhấn Shift và gõ; còn muốn gõ dấu cộng thì không nhấn Shift.
-Bên phải bàn phím có có các phím:
*Phím Insert:
Tìm kiếm (bài sau)
*Phím Delete: Để
xóa các chữ cái, từ, câu vừa đánh bên phải nháy chuột (xóa từ từ). Còn muốn xóa
cả câu, đoạn, cả bài,… thì chọn (bôi đen) rồi nhấn Delete thì xóa hết.
*Phím Backspace:
xóa các chữ cái bên trái nháy chuột (nhắp một cái xóa một chữ) ; nó hồi lại khi
nhấn Tab (thụt vô, nhấn nó thì thụt ra lại).
*Phím Enter: Để
xuống dòng khi hết một đoạn, một câu một từ (muốn xuống dòng lúc nào cũng được)
*Phím mũi tên (à)
thiên, địa, trái phải (dùng để cho nháy chuột lên xuống, qua trái phải). Hoặc
để di chuyển hình ảnh (bài sau)
*Phím dài nhất ở
hàng cuối cùng (space bar) dùng để cho nháy chuột chuyển qua phải từ từ từng
bước một (rất thường dùng).
*Còn một số phím
như Alt, các biểu tượng,…. (bài sau).
b.Gõ chữ trong Microsoft
Word:
Trên bàn
phím, khi ta gõ chữ nào thì ra chữ đó. Nhưng gõ một văn bản bằng tiếng Việt thì
phải xác định: Mã chữ, kiểu gõ
Minh họa:
-Nhắp phải chữ V (phía dưới, phải màn hình), nó hiện ra bảng
trên.
-Nhắp vào chữ Bảng
điều khiển …(hoặc bấm CS+F5), xuất hiện Bảng mã và Kiểu gõ, nhấp chuột vào
bảng mã, có nhiều, nhưng mới học thì ta chọn: Unicode hoặc VNI-Windows thôi.
-Nhắp chuột vào
Kiểu gõ: Ta chọn Kiểu gõ Telex hoặc VNI, nhắp thẻ kết thúc.
2.Con chuột:
a.Mô tả:
-Ngón trỏ đặt
bên trái ; ngón giữa đặt bên phải; ở giữa là con lăn.
*Nhắp trái: để đặt con trỏ chuột
trên văn bản; nhấn giữ và rê chuột để chọn (bôi đen) chữ, từ, câu, đoạn văn
bản...; Nhắp nhanh 2 lần để mở cái cặp (folder) chứa văn bản hay hình ảnh…;
chọn các công cụ để làm việc, nhiều chức năng lắm lắm.
B.THỰC HÀNH
I.TẬP ĐÁNH CHỮ:
a. Bảng mã
Unicode, Kiểu gõ VNI
-Trong Unikey có
hướng dẫn cách gõ (đánh) chữ:
b.Những bài học đầu
tiên:
TÔI TA65PDA9NH1 CHỮ
KỲ VẬY TA
ĐÁNH LẠI
TÔI TẬP DÁNH CHỰ
*PHẢI NHẤN CÁI PHÍM DÀI Ở HÀNG
CUỐI ĐỂ TẠO MỘT KHOẢNG CÁCH
-Bây giờ
tôi tập gõ chữ thường. hoan hô đẹp quá rồi
-chữ in
d9a6m6: CHỮ IN ĐẬM
-Chữ
nghiêng ; gạch chân
Ghi nhớ: (Ghi nhớ này sau này mới rút ra bài học)
-Muốn thụt vô đầu dòng thì nhấn Tab.
-Muốn đánh chữ IN HOA thì nhấn phím Caps Lock (đèn Caps Lock
trên bàn phím sáng lên). Tắt đi thì gõ chữ in thường. Hay quá ta.
-Muốn chữ đậm thì có hai cách: nhắp chữ B trên thanh công cụ
trước rồi gõ thì sẽ là chữ đậm hay
là gõ xong chữ rồi bôi đen rồi nhắp vào chữ B.
-Gõ chữ nghiêng
hay gạch chân cũng làm tương tự. Có thể gõ chữ đậm, nghiêng, gạch chân
nếu chọn cả ba.
-Hết hàng thì máy tự động rớt xuống hàng tiếp theo, ta cứ
đánh cho hết câu, hết đoạn.
-hết một đoạn văn bản thì ta nhấn phím Enter xuống dòng, nhấp Tab để thụt vô,
máy tự động viết hoa. Còn nếu ta gõ dấu gạch ngang (-) trước một câu thì ta
phải nhấn Shift rồi gõ chữ thì nó mới ra chữ in hoa.
-Ta nên tìm một
bài thơ, bài văn, bài Tin Mừng … để tập gõ cho giống như vậy là Ok rồi. Đừng tự
mình nghĩ ra để gõ thì chậm tiến bộ.
-Ta cũng nên tập
lăn, rê, nhắp trái một lần, nhắp hai lần thật nhanh, nhắp phải con chuột thì
lần lần sẽ điều khiển Con Chuột theo ý và sẽ mau thành thạo.
(TẠM NGHĨ VÌ
TRỜI ĐÃ KHUYA
– 11 GIỜ 47 PHÚT
RỒI!)
Người Nông Dân
Bạn có thích bài viết này...?
|
Nhận tin miễn phí hằng ngày!
|
Follow us!
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.