Ngụ ngôn và
Dụ ngôn
Tôi phụ trách Lớp Giáo lý Hôn nhân Công
giáo khóa 2014 tại Gx Vinh An, có một học viên là tín hữu Tin lành đã nêu thắc
mắc: Tân Ước Tin Lành dùng từ ‘Ví dụ’, Tân Ước Công Giáo dùng từ ‘Dụ ngôn’, còn
trong văn học Tiếng Việt lại dùng từ ‘Ngụ ngôn’. Xin thầy giải thích?
Cho
tôi xin phép không giải thích từ ‘Ví dụ’ của KT bên Tin Lành e sợ đụng chạm Tôn
giáo. Còn từ ‘Ngụ ngôn’ hoặc ‘Dụ ngôn’ mà tôi không chia sẻ với học viên nọ, e
lại sợ các học viên chê: ‘thầy’ mà lại không phận biệt được ý nghĩa của hai từ:
Ngụ ngôn và Dụ ngôn?
Dĩ
nhiên tôi cũng giải thích ngắn gọn: cả hai đều minh họa cho một chân lý hoặc
luân lý, để rút ra bài học đạo đức, nhắm đến mục đích hướng dẫn cách sống. Các truyện Ngụ ngôn có thể có hoặc không có (hư cấu) trong
đời sống con người, mang tính ẩn dụ. “Nhân vật” trong truyện cũng có thể là
loài vật được “nhân cách hóa’ nên có suy nghĩ và nói được như con người ; còn Dụ
ngôn là những truyện có hoặc có thể có trong
cuộc sống. Chi tiết trong dụ ngôn phản ảnh hiện thực với thực tế cuộc sống và
hiện thực trong xã hội loài người.
Bất ngờ và bí quá nên hiểu sao thì tôi giải thích vậy! (Thực
ra tôi cũng đã được học khi Cha cố Nguyễn Viết Cư còn làm Giám đốc trường Trung
học Chính Tâm từ những năm 70, ngài dạy môn Giáo lý). Nhưng lâu quá rồi có thể
chưa đủ ý nghĩa? Các học viên cũng “gật đầu”, không biết họ có đồng ý hay không
đồng ý như vậy ? (một số học viên có văn bằng Cử nhân). Rồi “vấn đề” đó cũng
qua đi…
Không phải là luôn luôn (always),
nhưng thường (often) đọc “40 giây lời Chúa” song ngữ: Anh-Việt trên mạng, tôi
tình cờ đọc đến từ ‘parable’ trong
bản tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt có nghiã là ‘Dụ ngôn’. Tôi tra lại Từ điển Anh-
Việt ‘parabe’ = ngụ ngôn (chuyện kể để minh họa cho một chân lý đạo đức). Tôi
lại tra Từ điển Việt-Anh, từ ‘ngụ ngôn’ có thể dịch sang tiếng Anh: ‘Fable’ ; Fable có nghĩa là: truyện ngụ
ngôn, truyện hoang đường, truyền thuyết, huyền thoại. Kinh Thánh của đạo Tin
Lành lại dùng từ ‘ví dụ’ (đọc để biết). “Vấn đề” Ngụ ngôn và Dụ ngôn được nhắc
lại.
Tôi là
người Công giáo, Kinh Thánh Công giáo dùng từ Dụ ngôn thì tôi dùng từ Dụ ngôn.
Tôi chỉ biết chút ít về tiếng Anh (little), nên tôi cũng thắc mắc: Parable dịch sang
tiếng Việt có nghĩa là: Ngụ ngôn hoặc Dụ ngôn ? Còn từ Fable thì không thể dịch sang tiếng Việt là: ‘Dụ ngôn’ được?
Còn
ý nghĩa từ Ngụ ngôn và Dụ ngôn của tiếng Việt (Hán Việt) thì phải khác nhau?
Chúng tôi xin chia sẻ hai bài viết: Ngụ ngôn và Dụ ngôn
*Ngụ
ngôn:
Truyện ngụ ngôn là truyện
kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ
để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý, một quan niệm nhân sinh hay
một nhận xét về thực tế xã hội. Truyện ngụ ngôn nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống. Những kinh nghiệm nầy tuy chưa là ý niệm triết học
đích thực nhưng là những bài học bổ ích. Chẳng hạn, truyện ngụ ngôn khuyên con
người nên đứng đúng vị trí của mình (Qụa mặc lông công), sống cần có lập trường
(Ðẽo cày giữa đường) tác hại của óc xa rời thực tế (Chị bán nồi đất) nêu lên
sức mạnh của sự đòan kết (Chuyện bó đũa)…
Nhân vật trong ngụ ngôn rất đa dạng, có
thể là bất cứ cái gì trong vũ trụ: từ con người , thần linh đến
loài vật, cây cỏ ...Nhân vật trong truyện ngụ ngôn được xây dựng qua sự đối lập
giữa thông minh và ngu ngốc, tốt bụng và xấu xa, bé nhỏ và to lớn ( Voi và kiến
) Tác giả dân gian cũng dùng biện pháp phủ định để khẳng định trong xây dựng
nhân vật ngụ ngôn (Ðẽo cày giữa đường)
Truyện ngụ ngôn thường dùng những ẩn dụ
thông qua ngôn ngữ hàm súc. Tác giả dân gian còn miêu tả
đặc điểm phổ biến của các con vật để
biểu trưng cho con người . Từng con vật tiêu biểu cho từng loại người trong xã
hội. Chẳng hạn, cáo xảo quyệt, mèo giả dối ...
Một bộ phận truyện ngụ ngôn bắt nguôn từ truyện loài vật.
Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi
tự nhiên, người cổ đaị đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật (để dễ săn bắt và
tự vệ) . Cũng do sự phân biệt giữa con người và tự nhiên chưa rõ ràng nên người
ta đã gán cho mọi vật tính cách của con người. Truyện
loài vật ra đời trên cơ sở đó. Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để
nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện.
Hầu hết các tác phẩm ngụ
ngôn được chia làm hai phần: phần thứ nhất truyền đạt một hiện tượng hay một
nhân vật, sự kiện buồn cười; phần thứ hai là bài học đạo đức.
(theo Wikipedia tiếng Việt)
*Dụ ngôn:
Dụ ngôn trong Kinh Thánh
diễn tả tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa với nhân loại và lòng tha thứ vô biên
vượt khỏi sự mong đợi của phạm nhân. Mục đích chính của dụ ngôn hướng dẫn ta về
mầu nhiệm nước trời.
Dụ ngôn trong Kinh Thánh
diễn tả tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa với nhân loại và lòng tha thứ vô biên
vượt khỏi sự mong đợi của phạm nhân. Mục đích chính của dụ ngôn hướng dẫn ta về
mầu nhiệm nước trời.
Dụ ngôn mặc dù có nhiều
điểm tương tự như chuyện ngụ ngôn vì cả hai đều nhắm đến mục đích hướng dẫn
cách sống, cách xử thế của con người nhưng
ngụ ngôn hoàn toàn khác với dụ ngôn. Điểm khác biệt chính trong chuyện
ngụ ngôn là dùng hình ảnh động vật, cây cối hoặc phong cảnh thiên nhiên trong
chuyện để giải thích, hướng dẫn về đạo đức trong cuộc sống trong khi dụ ngôn
trong Kinh Thánh nhân vật chính là tình yêu Thiên Chúa và lòng xót thương của
Ngài đối với con người.
Dụ ngôn thường có rất ít
chi tiết trong chuyện. Nếu nhắc đến chi tiết thì mỗi chi tiết dù nhẹ nhàng, nhỏ
đến đâu chúng đều có í nghĩa riêng của nó. Dụ ngôn cũng không nhắc đến nơi chốn
cố định, rõ ràng và thời gian. Chi tiết trong dụ ngôn rất thực với thực tế cuộc
sống và hiện thực trong xã hội loài người vì thế dụ ngôn bất biến với thời gian
và văn hoá. Chính điểm này biến dụ ngôn thành bất biến với thời gian. Có thể áp
dụng dụ ngôn thích hợp cho cuộc sống trong mọi thời đại và mọi hoàn cảnh với
phong tục tập quán khác nhau.
Cấu tạo của dụ ngôn thường
có ba phần. Trước hết là khung cảnh của dụ ngôn. Sau đó là hành động hoặc tâm
tình của nhân vật và thứ ba là kết quả ngạc nhiên, bất ngờ xảy đển ngoài sự
tiên đoán, mong đợi của người đọc. Tâm tình của nhân vật trong dụ ngôn thường
liên quan đến quyết định khó khăn, nhức nhối thuộc về đạo đức, nhân cách và
công bằng xã hội. Nói tóm gọn là vấn đề tình yêu. Nhân vật trong dụ ngôn không
hài lòng với cuộc sống hiện tại và tìm cách giải phóng mình khỏi ràng buộc hiện
tại. Kết quả là sau giải phóng là đau khổ dồn dập. Trở thành nạn nhân, tối tăm
mặt mày vì điều mình mơ tưởng. Dụ ngôn một mặt có í nghĩa trong sáng dễ nhận
biết điều dụ ngôn muốn nhắc đến. Mặt khác, chiều sâu tâm linh của dụ ngôn rất
khó nhận biết. Khó khăn này gây nên bởi nhiều iếu tố khác nhau. Thứ nhất dụ
ngôn thường dủng hình ảnh đơn giản thực tế, so sánh, giải thích những vấn đề
phức tạp. Thứ hai dụ ngôn dùng hình ảnh cụ thể dẫn dắt người đọc đến hình ảnh
trìu tượng mà hình ảnh cụ thể không thể giải thích rõ. Thứ ba dụ ngôn thường có
những biến chuyển đột ngột, bất ngờ, xa lạ người đọc cảm thấy bất thường và nếu
suy nghĩ thấy không ăn khớp với cách suy nghĩ bình thường của đại chúng. Thứ tư
dụ ngôn thường được đọc đi đọc lại hàng năm nên người nghe không chú tâm vào dụ
ngôn và bỏ qua chi tiết. Chi tiết đã hiếm lại trở nên hiếm hơn nếu không chủ
tâm lắng nghe. Thứ năm phong tục, tập quán dùng trong dụ ngôn xa lạ với người
nghe. Điều này khiến người nghe khó hình dung ra quang cảnh trong đầu hay tạo
mối liên hệ liên quan đến cốt lõi dụ ngôn. Cuối cùng lí do quan trọng nhất là
chính Đức Kitô chủ trương có dụ ngôn giúp ta hiểu rõ ràng, cũng có dụ ngôn ta
cần phải suy niệm trong lòng, mở rộng tâm hồn tìm hiểu mới có thể hiểu được.
Điều này tìm thấy trong những đối thoại giữa Đức Kitô và các môn đệ.
Các môn để hỏi sao Thầy
lại dậy họ bằng dụ ngôn và Đức Kitô trả lời.Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết
các mầu nhiệm nước trời, còn họ thì không .... Bởi thế Thầy dùng dụ ngôn mà nói
với họ, là vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe, không hiểu. Mat
13,10-13
Đức Kitô hỏi các môn đệ:
Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không? Họ đáp: Thưa hiểu Mat 13,51
Một nơi khác Đức Kitô nói
với các ông: Anh em không hiểu dụ ngôn này thì làm sao hiểu tất cả các dụ ngôn?
Macô 4,13
Người dùng nhiều dụ ngôn
tương tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. Người không bao
giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau,
thì Người giải nghĩa hết. Mk 4,33-35.
Theo: Lm Vũ Đình Tường
*Các Dụ ngôn:
C
D
Đ
H
K
L
M
N
R
T
V
Bạn có thích bài viết này...?
|
Nhận tin miễn phí hằng ngày!
|
Follow us!
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.