Liên Lạc Gia Trưởng
Giáo phận Phan Thiết
THƯ GỞI
GIA TRƯỞNG
Gia
đình loan báo Tin mừng: CHIẾC NÔI CỦA SỰ SỐNG VÀ NHỮNG ƠN GỌI
Lời Chúa:
“Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15, 16).
Ý cầu nguyện: Xin cho các gia
đình được trở nên “cái nôi của tình yêu và sự sống” phong phú với nhiều ơn gọi
khác nhau.
Cùng
quí gia trưởng thân yêu,
Chủ
đề tháng 9 gợi lại cho chúng ta một vinh dự quí giá của người làm cha mẹ, đặc
biệt là quí gia trưởng, người Cha trong gia đình là cộng tác viên hình thành sự
sống, sự sống mới trong Đức Ki-tô, sự sống của đời hiến thân vì Đức Ki-tô:
Chiếc nôi của sự sống
Trước tiên, ý hướng truyền sinh là việc tốt
lành vì được Chúa chúc phúc trong đời sống gia đình. Chính ý thức ấy là khởi điểm
cho một mầm sống của một con người mới sẽ được sinh ra trong thế gian. Vì thế,
có thể nói vinh dự của những người làm cha mẹ là được cộng tác với Thiên Chúa
vào công cuộc tiếp tục sáng tạo con người, giống hình ảnh Thiên Chúa.
Kế
đến, khi đã đón nhận một sự sống mới, các cha mẹ có bổn phận xây dựng cho con
người mới một cuộc sống mới xứng đáng là một con người từ lúc hình thành đến
khi sinh ra và vào đời. Vì thế việc sinh sản và giáo dục con cái nên người trở
nên bổn phận hàng đầu của cha mẹ trong việc phục vụ sự sống.
Với các gia trưởng, cần ý thức đầy đủ từ việc
chuẩn bị cho một con người được sinh ra, đến việc vun đắp cho con người mới đầy
đủ các đức tính nhân bản cần có để mỗi ngày con cái mỗi tăng trưởng và trưởng
thành thành một con người hoàn hảo.
Chiếc
nôi của những ơn gọi.
Cũng
từ cha mẹ công giáo, đặc biệt là các gia trưởng, do quan tâm giáo dục và huấn
luyện theo đường hướng của người Công Giáo, sẽ làm cho dần dà hình thành nơi
con cái một con người của mới của Thiên Chúa, qua Đức Giê-su Ki-tô, qua bí tích
rửa tội. Qua bí tích rửa tội, ơn gọi làm người Ki-tô hữu không chỉ do nơi cha mẹ
có đạo, cha mẹ công giáo, mà còn là do nơi cha mẹ sống đạo, do nơi cha mẹ sống
đời công giáo tốt.
Tiếp
tục giáo dục, hướng dẫn, và huấn huyện cho con cái bằng lời nói, bằng gương
sáng việc lành, để con cái nhận ra ơn gọi làm tông đồ ngay trong tuổi thiếu
nhi, ngay trong môi trường sống của mình.
Và hơn thế nữa, mạnh
dạn giới thiệu với con cái về ơn gọi dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa qua việc
đi tu. Cùng với việc giới thiệu ơn gọi dâng hiến, các gia trưởng cố gắng nêu
gương sáng sống đời khó nghèo, khiết tịnh, vâng phục như ba lời khuyên Phúc Âm
căn bản ngay trong gia đình mình. Từ đó, gia đình cụ thể là một chủng viện đầu
tiên, một dòng tu đầu tiên cho các con cái, mà những người làm cha làm mẹ được
vinh dự là những người có trách nhiệm trước tiên và gần gũi nhất.
Cũng vậy, việc định
hướng cho con cái đến tuổi trưởng thành về công ăn việc làm chân chính, cũng
như việc xây dựng mái ấm gia đình trong hôn nhân thánh thiện hạnh phúc là bổn
phận không thể tránh trút của những người làm cha mẹ.
Thiết
nghĩ, ơn gọi tu trì hay ơn gọi hôn nhân
gia đình cũng đều bắt nguồn một phần quan trọng từ cha mẹ.
Các gia trưởng quý
mến,
Một
chút gợi ý để quý gia trưởng suy tư. Xin hãy cầu nguyện cho nhau chu toàn bổn
phận quý giá, như phần thưởng Chúa thông truyền, trao ban, mời gọi chúng ta làm
chiếc nôi của sự sống và chiếc nôi của những ơn gọi
Nguyện
xin Chúa chúc lành cho ý hướng và việc làm tốt đẹp của mỗi gia trưởng.
Thân
chào quí Gia Trưởng.
CN 21 TN A
24-8-2014
LM. Đặc Trách MVGĐ
GP / GT GP
GIÁO LÝ NĂM TÂN PHÚC ÂM HOÁ GIA ĐÌNH
11.
HỎI: Đâu là bóng tối nơi hôn nhân
gia đình ngày nay?
+ THƯA: Là những quan niệm sai lầm, những tệ nạn trầm
trọng trong đời sống hôn nhân
gia đình.
12.
HỎI: Đâu là ánh sáng nơi hôn nhân
gia đình ngày nay?
+ THƯA: Là sự ý thức sống động hơn về: tình yêu hôn
nhân, phẩm giá phụ nữ, giáo dục
con cái…làm rõ bản
chất đích thực bền vững, và sứ mệnh của hôn nhân gia đình.
13.
HỎI: Chương trình Tân Phúc Âm hóa
gia đình quan trọng thế nào?
+ THƯA: Tân Phúc Âm hóa gia đình là hoạt động mục vụ
quan trọng, nối kết những kế
hoạch và chương
trình mục vụ của giáo xứ cũng như giáo phận.
14. HỎI: Đâu là những việc phải làm để Tân Phúc Âm Hóa
gia đình?
+ THƯA:
Phải xây dựng gia đình thành cộng đoàn:
1. Cầu nguyện.
2. Sống tình yêu hợp nhất thủy chung.
3. Phục vụ sự sống.
4. Hăng say loan báo Tin Mừng.
15. HỎI:
Vì sao phải xây dựng gia đình nên cộng đoàn cầu nguyện?
+ THƯA: Vì gia đình có bổn phận giúp nhau thờ phượng
Chúa, biến cuộc sống gia đình
nên
của lễ.
16. HỎI:
Phải làm gì để xây dựng gia đình
nên cộng đoàn cầu nguyện?
+ THƯA: Phải duy trì giờ kinh chung gia đình, khích lệ
nhau năng lãnh nhận các bí tích,
tiếp
cận Lời Chúa, thánh hóa ngày Chúa nhật.
17. HỎI: Vì sao kinh nguyện gia đình là đòi hỏi rất
quan trọng?
+ THƯA:
Vì kinh nguyện gia đình giúp thực thi ơn gọi và sứ mạng tư tế, giúp xây
dựng
hạnh
phúc gia đình.
18. HỎI: Đâu là những đặc tính và nội dung đặc biệt của
kinh nguyện gia đình?
+ THƯA: Kinh nguyện gia đình là kinh nguyện chung, hiệp
thông với nhau, với Chúa Kitô,
bằng nội dung độc đáo là chính đời sống gia đình.
19. HỎI:
Các bí tích giúp gì cho đời sống gia đình Kitô hữu?
+ THƯA: Các
bí tích thánh hoá tình yêu hôn nhân gia đình, ban nhiều ơn Chúa, giúp chu
toàn
trách nhiệm đối với nhau .
20. HỎI: Gia đình cần làm gì để khích lệ nhau lãnh nhận
các bí tích?
+ THƯA: Cần nhắc nhủ, làm gương và cùng nhau đến với
các bí tích, nhất là bí tích Thánh
Thể và Hòa giải .
TRANG
GIA TRƯỞNG
TRUNG
THU CỦA AI ?
Nhân
dịp Trung thu lại về trên quê hương đất Việt, xin được đóng góp đôi chút suy tư
về ngày này cùng quý Gia trưởng, đặc biệt các gia trưởng trẻ, thân mến, thân
thiết, thân yêu…
Còn nhớ ngày ấy, cứ
vào Tết Trung thu, thiếu nhi (giờ là gia trưởng) luôn háo hức reo hò vui đùa
đón mừng ngày Tết thứ hai của mình trong năm. Không biết nơi khác thế nào, chứ
nơi tôi thì đèn ngôi sao, đèn bánh ú, đèn giấy xếp và cả xe đẩy làm từ 2 cái
lon sữa thì không thể không có được. Vui nhất là được người lớn phát bánh trung
thu đêm trăng rằm. Đó chính là Trung thu Tết của thiếu nhi.
Ngày
nay, cứ vào độ này, thì người lớn luôn tất bật và nhộn nhịp hơn hẳn thiếu nhi.
Đừng nghĩ xấu là họ giành niềm vui với thiếu nhi nhưng đó là mùa để người lớn
có dịp thể hiện cách biếu xén và hưởng lộc. Bởi là người lớn nên mức độ vui
trung thu cũng tỷ lệ thuận với tuổi của họ. Và rồi trung thu ngày nay không còn
là của riêng thiếu nhi nữa.
Quả
thật không ngoa vì thực tế cho thấy vừa bước vào mùa trung thu, (thay mặt cho
thiếu nhi) người lớn đã tranh thủ mua bánh trung thu để làm quà biếu nhau qua
nhiều hình thức và mục đích, trong khi đó thiếu nhi như là kẻ đến sau. Điển
hình có gia đình chắt góp mua 2 hộp bánh trung thu tạm coi được hơn nửa triệu đồng
để biếu cô giáo, còn con mình, học cấp I,
thì chưa hề thấy cái bánh như thế nào chứ đừng nói đến mùi, vị.
Rồi
đến đèn lồng cũng vậy, ngày nay thiếu nhi không còn được tư duy làm đèn lồng
theo sở thích của mình nữa mà thay vào đó là đóng tiền để được mua đèn lồng đi
rước đèn đêm trăng rằm. Một lần nữa người lớn vô tình hay hữu ý lại dùng trước
quyền rước đèn với thiếu nhi. Đó là xe đèn lồng lớn của người lớn và cùng người
lớn đi rước trước, sau đó mới là đèn lồng thiếu nhi. Là những gia trưởng công
giáo, thiết nghĩ, trung thu là cơ hội để cha nhắc cho con về những giá trị của
tuổi thơ: đơn sơ, thành thật, trong sáng, dễ thương, ngoan hiền và nhất là “Nước
Trời dành cho những ai có tinh thần trẻ thơ”. Còn là cơ hội giúp các em phát
huy khả năng đơn sơ của mình, tự làm cái lồng đèn treo trên bàn thờ dâng cho
Chúa trước khi xách đi tung tăng với các bạn….
Với những suy tư trên, ước mong các bậc
phụ huynh, cách riêng gia trưởng là trụ cột gia đình, biết kết hợp mật thiết với
tình yêu Chúa Kitô cùng noi gương đời sống nhân hiền của thánh Giuse để khéo
léo chèo chống con thuyền gia đình, luôn gần gũi quan tâm hướng dẫn và chơi
cùng thiếu nhi để mùa trung thu đến với thiếu nhi thật ư nghĩa và ngập tràn hạnh
phúc.
Thiếu nhi bên chiếc
đèn lồng
Bánh trung thu nhỏ ấm
lòng tuổi thơ.
Anhlanhlung_dangyeu
·
3 KIỂU BẮT TAY ĐÀN ÔNG NÊN BIẾT
Một trong những cách để từ chối khéo,
hoặc thể hiện sự nắm quyền trước đối phương, đó chính là cái bắt tay đầy ngụ ý
của đàn ông.
1. Kiểu nắm quyền kiểm soát: Đa số
nam giới đều bắt tay dạng này (lòng bàn tay hướng xuống, và làm chủ bắt tay lên
xuống), họ muốn thể hiện ngầm quyền lực và ý muốn kiểm soát với người đối diện.
2. Kiểu phục tùng: Đưa tay vào lòng
bàn tay hướng lên, nhường thế thượng phong cho đối phương. Dạng bắt tay này rõ
rệt nhất khi bạn muốn xin lỗi ai đó, nhường quyền kiểm soát cho họ để thấy lòng
thành của mình.
3. Kiểu bình đẳng: Kiểu bắt tay này
thường thấy khi hai “ông lớn” bắt tay với nhau. Vì cả hai đều muốn làm chủ quyền
kiểm soát nên đều cố xoay lòng bàn tay của người kia vào tư thế phục tục, kết
quả tạo ra cái bắt tay hình gọng kìm, thể hiện sự tôn trọng và ngang bằng nhau.
Đối
với những người tinh tế, cái bắt tay thể hiện ngụ ý rất cụ thể. Anh em ta nhớ để
ý những tiểu tiết này để biết phần nào suy nghĩ của người bắt tay với mình.
Anh em thường bắt tay theo dạng nào
trong 3 kiểu thế? Còn kiểu bắt tay nào mà X-Men bỏ sót không?
____________________________________
Tình Cha Kính Mừng Thánh Nhật:
Tổng Lãnh Thiên Thần MICAE :
29/9
* Quý Cha: Micae Hoàng Mình Hùng – Micae Cù Đức Trí.
Pet Trần Bảng (đăng lại)
Bạn có thích bài viết này...?
|
Nhận tin miễn phí hằng ngày!
|
Follow us!
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.