Thi sĩ Lamartine, trong một bài thơ/ đã kể lại một giấc mơ có nội dung:Có người thợ giày đến nói với ông: “Từ nay xin ông tự đóng lấy giày mà đi”.
Kế đó, người thợ bánh mì cũng đến nói với ông: “Tôi nghĩ đã đến lúc ông hãy tự làm bánh mì mà ăn”.
Sau đó, người bán thịt cũng lên tiếng: “Tôi cũng nghĩ/ ông hãy nuôi heo giết lấy thịt mà ăn”.
Ngay cả người giúp việc cho ông cũng thưa: “Từ nay xin ông tự dọn bữa, quét nhà, giặt quần áo, tôi xin nghỉ việc”.
Thi sĩ lo sợ toát mồ hôi: “Trời đất ơi, nếu mọi người đều nghỉ việc hết/ thì tôi chết mất”.
Chính lúc đó ông tỉnh giấc, thì chỉ là một giấc chiêm bao, ông vô cùng mừng rỡ. Dù sao giấc mơ cũng là một nhắc nhở cho ông rằng/ tất cả đều là ân nhân của ông, và rằng/ sống là mắc nợ mọi người.
(Có ai đến nói với chúng ta: “Từ nay xin tự làm thanh long mà ăn, không ai mua nữa đâu, Trung Quốc chúng tôi không mua nữa đâu!”, thì chắc có lẽ chúng ta cũng chết mất.). Chúng ta, cũng như cả thế giới…/ phiền trách Trung Quốc nhiều vấn đề… thậm chí có người coi TQ là kẻ thù… nhưng riêng ở đây… phải nhờ TQ, phải biết ơn TQ, mà chúng ta sống được… ít là qua ngày…)
Cho nên, tục ngữ nói:
Trách ai được cá/ quên nơm,
Được chim bẻ ná, quên ơn vội thù.
Trách ai tham đó/ bỏ đăng
Thấy lê/ quên lựu, thấy trăng/ quên đèn.
Nếu tất cả đều là ân nhân/ và cuộc sống là một chỗi những ơn nghĩa, thì biết ơn và thể hiện lòng biết ơn là một nghĩa vụ hàng đầu trong cuộc sống.
Trớ trêu thay! Trong mười người bệnh phong cùi được Chúa Giêsu chũa lành, thì chỉ có một người biết dâng lời tạ ơn, mà người ấy lại là người Samari ngoại đạo. Còn chín người vẫn tự hào là dân Thiên Chúa, dân riêng Chúa chọn/ lại sống vô ơn.
Chúa Giêsu phải thốt lên như lời quở trách: "Không phải cả mười người được sạch cả sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?" (Lc 17,17-18).
Sở dĩ Chúa Giêsu xem trọng lòng biết ơn/ cũng là vì ích lợi của kẻ được ơn mà thôi. Người Samari trở lại tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho anh ơn phần xác, thì Người lại ban thêm cho anh ấy/ ơn phần hồn/ là củng cố niềm tin của anh. Người nói: "Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh" (Lc 17,19).Như thế, cám ơn/ lại là cơ hội để nhận được thêm ơn.
Cuộc sống là một chuỗi những ân huệ nối tiếp theo nhau. Những ân huệ này/ đan xen với những ân huệ khác. Có những ơn do nơi Thiên Chúa, và cũng có những ơn đến từ con người.
Lòng biết ơn là nét cao đẹp nhất của con người. Biết ơn là nhận ra thân phận bất toàn của mình. Biết ơn là ý thức về tình liên đới với người khác. Biết ơn là thể hiện niềm tin vào Thiên Chúa yêu thương và quan phòng.
Vì thế, lòng biết ơn chính là bông hoa rực rỡ, điểm tô cho cuộc sống con người. Một tiếng nói "cám ơn" với tất cả chân thành, một cử chỉ biết ơn sâu xa/ sẽ làm cho chúng ta nên người hơn, và thể hiện niềm tin sâu sắc hơn.
Thánh Phaolô luôn dâng lời tạ ơn lên Chúa : "Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Kitô" (1 Cr 1,4). Ngài cám ơn tất cả những ai giúp ngài trong công việc mục vụ: "Quà anh em tặng cho tôi đó, chúng khác nào hương thơm, lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa và được Người chấp nhận" (Pl 4,10).
Xin cho chúng ta luôn biết sống có tình nghĩa, luôn thế hiện lòng biết ơn, luôn quí trọng những hồng ân mà Chúa đã thương ban, và những gì mà anh em đã làm cho đời chúng ta thêm tươi đẹp và hạnh phúc hơn. Amen.
(sưu tầm –tổng hợp)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.