Liên Lạc Gia Trưởng
Giáo Phận Phan Thiết
THƯ GỬI CÁC GIA TRƯỞNG – THÁNG 11-2015
|
Giáo xứ: Canh
tân các Cộng đoàn nhỏ và gia đình
“Anh em là thân
thể Đức Kitô và mỗi người là một bộ phận” (1 Cr 12,27)
Cùng các gia trưởng thân mến,
Tháng mười một, tháng tưởng nhớ và cầu
nguyện cho các linh hồn. Các gia đình công giáo vẫn trân quí và thực hành việc
viếng nghĩa trang, xin lễ cho các linh hồn, giờ kinh gia đình cầu nguyện cho
các linh hồn…thiết tưởng, là những việc làm ý nghĩa không chỉ vì chữ hiếu thảo,
mà còn là vì minh chứng cho một đức tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, đức tin vào sự
sống đời sau.
Thật ý nghĩa hơn nữa, khi chúng ta cùng
nhau suy tư đề tài tháng 11 trong năm PÂHĐSGX này là: Canh Tân các Cộng Đoàn Nhỏ
và Gia Đình.
Vâng, Giáo Xứ là hình ảnh của Hội Thánh
sống động, nhờ có sự đóng góp tích cực của những cộng đoàn nhỏ hơn trong Giáo Xứ,
là các Giáo Họ, Chi Họ, Khu, Khóm, Liên Gia… (tên gọi phù hợp tùy nơi), và nhỏ
hơn nữa là các gia đình, hội thánh tại gia. Mỗi gia đình thánh thiện, đạo đức,
có sức lan tỏa và thu hút các gia đình khác nên thánh thiện đạo đức, và một
cách xa rộng hơn, có sức làm cho một làng xóm, một khu dân cư nên thánh thiện,
đạo đức, không kể lương hay giáo.
Nếu đã có những giáo xứ nằm trên địa bàn
dân cư khá rộng, chen lẫn nhiều gia đình không tôn giáo hoặc khác đạo, đã thực
hiện được những cuộc gặp gỡ chung, giờ kinh nguyện chung, sự sẻ chia chung và
nhất là sống đời sống công giáo tốt, làm nên một cộng đồng cơ bản mang đầy đủ
tính chất cơ bản của Hội Thánh Chúa: Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông
Truyền, nên những nhân chứng sống động cho Chúa Kitô và Hội Thánh Người…
Thì, thiết tưởng, những giáo xứ toàn
tòng, các gia đình công giáo sống gần gũi nhau, có điều kiện thuận lợi về địa
lý trong cùng một xã, một thôn, một xóm…càng phải ra sức sống đời công chính
theo giáo lý Công Giáo, ra sức xây dựng từ một gia đình nhỏ của Thiên Chúa, đến
một cộng đoàn nhỏ thờ phượng Chúa cách xứng hợp…
Thánh Phaolô nói: “Anh em là thân thể Đức
Kitô, và mỗi người là một bộ phận” – chắc hẳn Ngài đã không nhằm hướng dẫn
chúng ta sống co cụm mang tính cục bộ trong cùng một nơi sống, một địa
phương…nhưng ngài muốn nhắm đến việc mỗi người cùng nhờ sự sống của chính Đức
Kitô mà liên kết với nhau, hiệp nhất với nhau trong nguồn vui thánh thiện, và
trong cùng một sứ vụ loan truyền Nước Thiên Chúa. Vì thế, việc canh tân đời sống
gia đình là cần thiết đến mức cấp bách để có những cộng đồng cơ bản nhỏ thánh
thiện, làm nền tảng cho việc xây dựng một cộng đồng lớn hơn, có tên gọi là Giáo
Xứ.
Cùng các gia trưởng thân mến,
Cụ thể hơn, ước mong các gia đình, mà
chính các gia trưởng đang dẫn dắt:
- Canh tân đời sống gia đình mình nhờ việc
siêng năng tham dự Bí Tích Thánh Thể, Rước Lễ, nhờ nghe, thấm nhuần Lời Chúa và
cụ thể sống Lời Chúa dạy qua việc yêu thương và phục vụ nhau trong chân thành,
khiêm tốn.
- Canh tân mối tương quan làng xóm, khu
phố, chi họ… không phân biệt giáo lương, giàu nghèo, điều kiện sống, trình độ…
nhất là đối với những người nghèo khổ, những người chưa nhận biết Chúa, kể cả
những con người có ý chống lại Thiên Chúa.
- Canh tân việc làm chứng cho Thiên Chúa
bằng việc cụ thể sống đời sống của Thiên Chúa, của Đức Giê-su Kitô trước mặt mọi
người và cùng với mọi người.
- Canh tân việc thờ phượng Chúa bằng
cách không chỉ co cụm trong gia đình, trong những người đồng đạo, mà còn mở rộng
ra với mọi người, mời mọi người gần gũi tham dự các giờ kinh, giờ cầu nguyện
chung của các gia đình công giáo.
Vâng, các gia trưởng thân mến,
Xây dựng mối tương quan dựa trên tinh thần
Đức Ái Kitô giáo, là phương thế hữu hiệu làm cho sự hiện diện của Chúa K-tô và
Hội Thánh Người trở nên sống động trên trần thế, ngay trong môi trường sống của
mình.
Vì thế, thiết tưởng, thỉnh thoảng, các
gia trưởng cũng nên mời các linh mục quản xứ, phó xứ đến với cộng đoàn cơ bản
là gia đình của anh em, để các Ngài thăm viếng, chia sẻ, cảm thấu, an ủi, khích
lệ tinh thần “cộng đồng cơ bản” nơi làng xóm khu phố…của anh chị em, cụ thể sự
hiện diện của Chúa Kitô Mục Tử nơi những cộng đồng cơ bản này.
Tháng 11, tháng cầu nguyện cho các linh
hồn, ước gì là dịp thuận tiện, để các gia trưởng nối kết lại với nhau cầu nguyện
cho những người đã qua đời, trong đó có cả người thân của chúng ta, và cả những
người thân của những anh em không đồng đạo.
Nguyện xin Chúa chúc lành cho tất cả những
ước nguyện của chúng ta, qua lời cầu bàu của Mẹ Maria, Thánh Cả Giu-se và các
Thánh.
Phan Thiết, ngày 30-10-2015
Đặc Trách GT/GP
LM. Phê-rô Nguyễn Xuân Anh
Giáo lý Tân Phúc Âm Hóa Giáo Xứ và Cộng Đoàn
|
43.
H. Ơn gọi làm tông đồ là gì?
T. Ơn gọi làm tông đồ là góp phần làm cho
Nước Chúa Kitô rộng mở trên khắp hoàn cầu,
hầu làm vinh danh Chúa Cha, để mọi người được cứu độ.
44. H. Giáo dân là ai?
T. Giáo dân là Kitô hữu không thuộc
hàng giáo sĩ và bậc tu trì, được tháp nhập vào thân thể Chúa Kitô nhờ Bí Tích Rửa
Tội, trở nên thành phần Dân Thiên Chúa, và tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ
và vương giả của Chúa Kitô theo phận vụ riêng của mình. Như vậy giáo dân không
chỉ “thuộc về Giáo Hội”, mà còn “là Giáo Hội”.
45. H. Giáo dân tham dự vào sứ mạng của Giáo Hội thế
nào?
T. Giáo dân tham dự vào sứ mạng của
Giáo Hội trong môi trường của mình, với
cách thế riêng của mình nhờ việc loan báo Tin Mừng, Phúc âm hoá môi trường sống để mọi người được thánh hoá và được hưởng
ơn cứu độ.
46. H. Đâu là nền tảng của việc
tông đồ giáo dân?
T. Nền tảng của việc tông đồ giáo dân là
sự kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô là Đầu, nhờ được thánh hiến trong Bí Tích Rửa
Tội, là sứ mạng làm chứng cho Chúa đã lãnh nhận trong Bí tích Thêm sức và là lời
mời gọi thực thi đức ái được dưỡng nuôi bởi Bí tích Thánh thể.
47. H. Chúa Thánh Thần có vai trò nào trong việc
tông đồ giáo dân?
T. Chúa Thánh Thần thánh hoá dân Chúa
qua tác vụ và các Bí tích. Ngài cũng ban cho các tín hữu những ơn đặc biệt để
xây dựng Giáo hội trong đức ái.
48. H. Kết quả của việc tông đồ giáo dân tuỳ thuộc
vào đâu?
T. Kết quả của việc tông đồ giáo dân
tuỳ thuộc ở sự kết hiệp sống động của chính họ với Chúa Kitô.
(Tản mạn nhân ngày lễ các đẳng)
Từ
thửơ còn thơ, những câu hát, vần thơ mà ai ai cũng biết, cũng thuộc nằm lòng:
“Công
cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
“Công
cha nghĩa mẹ người ơi con xin khắc dạ - Tình mẹ bao la, công cha ngút ngàn”.
Thế
nhưng có mấy ai nghĩ đến khi đã đến tháng mười một, tháng dành cho các linh hồn
đã qua đời trong đó có cha mẹ của ta, một lời kinh nguyện, một tâm trong sạch cầu
cho các người sớm thoát khỏi cửa luyện ngục để được về hưởng Thánh nhan Chúa.
Khi
ta sắp ra đời cha mẹ đã từng lo lắng không biết lành dữ thế nào, khi mẹ tròn
con vuông mừng vui chưa xong đến lúc được vài tháng thì lại ho hen ấm đầu ốm
đau. Khi lớn lên dắt dìu từng bước đi chập chững, tới tuổi trưởng thành cũng vẫn
dìu dắt cho ta đi đúng hướng trên đường đời như tưởng chừng ta vẫn chưa lớn. Những
vất vả lo toan đời thường mẹ cha luôn vững bước để cho con cái nên người
Như nhà văn Trần Trung Đạo đã viết: “Tôi tin, nếu chúng ta biết
dành ý nghĩ đầu tiên của một ngày, thay vì để nghĩ đến chuyện hơn thua, danh lợi
nhưng là để nghĩ về mẹ, nghĩ về khuôn mặt của mẹ, tiếng cười của mẹ, lời dặn dò
của mẹ hay thậm chí chỉ để gọi tiếng mẹ thôi, chúng ta sẽ có một ngày an lành
và hạnh phúc."
Nhưng
với ai không chỉ là mẹ thôi mà lại phải còn là cha nữa. Xin chúc mừng những ai
còn cha mẹ và xin dâng lên những lời kinh nguyện cho những người là cha là mẹ
đã qua đời trong tình thương của Chúa.
“Xin
đem các linh hồn lên Thiên đàng nhất là những linh hồn đang nhờ vào lòng Chúa
thương xót hơn”. Lời nguyện sau mỗi lần kết thúc một chuổi tràng hạt chúng ta vẫn
đọc hàng ngày dành cho các đẳng linh hồn trong đó có cha mẹ của ta.
Tấn
Trung
Bạn có thích bài viết này...?
|
Nhận tin miễn phí hằng ngày!
|
Follow us!
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.