LỄ NÀO LÀ LỄ TRỌNG
Sau khi tham
dự Thánh Lễ vào sáng thứ Bảy ngày 31/6/2014: Lễ Đức Mẹ Maria thăm viếng bà
Êlisabeth. Một số anh em trong Hội Đồng Mục vụ “ngủ quên” không đi Lễ. Số anh
em dự Lễ xong vào Nhà Mục vụ uống cafê “nói chuyện đầu ngày”. Có người bảo: “hôm
nay là Lễ trọng, vì có đọc kinh Vinh Danh”. Người khác nói : “Lễ này chỉ là Lễ
Kính”. Không biết ai đúng, ai sai ???
Chúng tôi xin đăng lại bài viết của Cha Phanxicô Xaviê
Ngô Tôn Huấn để các bạn tham khảo
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ CÁC BẬC LỄ CỬ
HÀNH TRONG GIÁO HỘI.
Hỏi: Có mấy bậc Thánh Lễ trong phụng
vụ của Giáo Hội ?
Trả lời: Nói chung, Thánh Lễ ( Eucharist, Holy
Mass) là việc thờ phượng cao trọng nhất và có giá trị nhất mà Giáo Hội dâng lên
Chúa Cha nhờ Chúa Kitô.. Hay nói khác đi , qua tác vụ thánh của Giáo Hội , Chúa
Giêsu Kitô tiếp tục dâng Hy Tế của Người lên Chúa Cha để xin ơn cứu độ cho
chúng ta ngày nay cùng thể thức và mục đích mà chính Chúa đã dâng Hy
Tế này lần đầu tiên trên thập giá năm xưa.
Đây là mục đích và ý nghĩa của mỗi lần
cử hành Thánh lễ.
Tuy nhiên, để nhấn mạnh tầm quan trọng
khác nhau của mỗi biến cố được cử hành trong Thánh Lễ, thì phụng vụ Giáo
Hội phân chia ra 3 bậc cử hành sau đây:
1- Lể Trọng (Solemnity): kỷ niệm những biến cố quan trọng
nhất như Lễ Giáng Sinh, Lễ Phục Sinh của Chúa Kitô, Lễ Đức Mẹ
Vô nhiễm thai, Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (1-1) kính
Thánh Cả Giuse(19-3), kính hai Thánh Phêrô ,Phaolô tử đạo,(29-6), kính
Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả (24-6) v.v
Lễ trọng có 3 bài đọc ( bài đọc 1,
2 và bài Phúc Âm)có kinh Vinh danh (Gloria) Kinh Tin Kính và Kinh Tiền Tụng (Preface)
riêng
Lể Trọng có Lễ Vọng ( Vigil)cử hành chiều
trước ngày Lễ chính.
Lễ Trong là Lễ buộc tín hữu phải giữ như
các ngày Chúa Nhật (luật Giáo Hội)
2- Lễ Kính ( Feast): kính các thánh nam nữ quanh năm
ngoài Lễ kính chung vào ngày 1-11(Lễ Trọng, buộc) . Các thánh nam nữ khác như
các Thánh Tông Đồ,các Thánh tử đạo, hiển tu, đồng trinh ,v.v và vài
dịp khác kính Đức Mẹ hay kỷ niệm ngày thánh hiến Thánh Đường,kính Ngai Toà
Phêrô, (Chair of Peter,)v.v
Lể kính chỉ có 2 bài đọc :bài đọc 1 và
bài Phúc Âm. Có kinh Vinh danh nhưng không đọc kinh Tin Kính, và không có kinh
Tiền Tụng riêng.
Lễ kính không buộc như Lễ Trọng.
3- Lễ nhớ (memorial): ngoài hai bậc cử hành nói trên ra còn lại
là lễ nhớ cử hành quanh năm. Lễ nhớ chỉ có bài đọc 1 và bài Phúc Âm.
không có kinh Vinh Danh, kinh Tin Kính , và không buộc phải giữ.
Sự phân chia nói trên chỉ để nhấn mạnh
đến tầm quan trọng của mỗi biến cố được cử hành chứ không liên hệ gì đến
giá trị thờ phượng và cưú rỗi của Thánh Lễ vì như đã đã nói ở trên,
mọi thánh lễ đều là Hy Tế của Chúa Giêsu mà Giáo Hội nhân danh (in persona
Christi) cử hành dâng lên Chúa Cha để tôn thờ, cảm tạ và xin ơn cứu độ
cho chúng ta. Cho nên , Lễ bậc nào cũng quan trọng và hữu ích cho kẻ sống
và kẻ chết. Ý cầu nguyện cho người sống hay cho linh hồn người quá
cố tức Ý Lễ (Mass intention) đều có thể đựơc cầu xin trong cả
ba bậc Lễ trên đây. Nhưng không có bậc Lễ nào được đặt ra để lấy bổng lễ (tiền
xin lễ) khác nhau cả.Nghĩa là không hề có bậc nhất ,bậc nhì, bậc ba với giá
tiền khác nhau về bổng Lễ như đã có sự lạm dụng sai trái từ xưa đến nay ở nhiều
nơi trong và ngoài Việtnam.
Sau hết, một điều quan cần lưu ý là ơn
Chúa ban cho người sống hay kẻ chết qua Thánh Lễ là nhưng không, nghiã là không
liên can gì đến số tiền xin Lễ (bổng lễ dành cho linh mục cử hành). Do
đó, xin lễ với bổng lễ to và được rao tên trước ,có kéo
chuông, đèn nến nhiều ít chỉ là hình thức phô trương bề ngoài và không
hề có chút giá trị thiêng liêng nào hơn một thánh lễ làm âm thầm,có ít
hay không có bổng lễ, không chuông ,không đèn nến ,trưng hoa rầm
rộ.Xin nhớ kỹ điều này.
LM Phanxicô Xaviê
Ngô Tôn Huấn
Pet TB sưu tầm
Bạn có thích bài viết này...?
|
Nhận tin miễn phí hằng ngày!
|
Follow us!
|
Qua bài viết, chúng tôi mới hiểu rõ các bậc Lễ và ý nghĩa. Xin cám ơn! Chúng tôi muốn hiểu rõ hơn có mấy Lễ Trọng trong một năm Phụng vụ. Xin tác giả cụ thể từng Lễ hơn!
Trả lờiXóa