AI LÀ TÁC GIẢ THÁNH KINH?
Giáo
lý viên (GLV) ở các xứ mỗi khi có dịp gặp gỡ nhau cũng thường trao đổi với nhau
về đề tài “Giáo lý”. Qua đó, bổ sung những kiến thức Giáo lý mà mình chưa nắm
vững. Điều đó thì quá tốt!
Trong
các cuộc trao đổi đó có một câu hỏi: “Ai là tác giả Thánh Kinh” thì chưa “thống
nhất” cách nói? Có GLV nói: Thiên Chúa là “Tác giả
chính”, còn các Thánh ký là “Tác giả phụ”?
;
Có người lại nói: Thiên Chúa là “Tác giả”, còn các Thánh Ký chỉ là dụng cụ vì tôi cũng đã có Chứng Chỉ GLV các
cấp, mà tôi chưa thấy cuốn sách Công giáo nào nói “Các Thánh Ký là tác giả hay tác giả phụ ? theo tôi họ chỉ là người viết Thánh Kinh?
Chúng
tôi cũng chỉ là GLV xin chia sẻ những gì mà mình hiểu. Với tinh thần học học, chúng
tôi cũng cần những ý kiến đóng góp, bổ sung… của GLV các Giáo xứ!
Chúng tôi xin trích lại các sách mà
chúng tôi đã học và đã đọc:
1.Trong cuốn
“Kiến thức Kinh Thánh”-PHẦN I: DẪN VÀO
CỰU ƯỚC - (Giáo lý Cấp Trưởng Thành Năm I), trang 10: Đề mục: LINH HỨNG VÀ CHÍNH LỤC THÁNH KINH, câu
7: Ta thường nghe nói các sách Thánh
Kinh được Thiên Chúa linh hứng. Có phải Ngài đã đọc cho con người viết không?
-Linh hứng là ơn
soi sáng hướng dẫn mà Thiên Chúa phú ban cho tác giả chép thánh kinh.
Về vấn đề này ta
hiểu như sau:
1.TC : Nguyên nhân chính.
TC có thể dùng
nhiều cách đặc biệt để cho sách thánh kinh được thành hình. Tuy nhiên Ngài đã
theo cách thông thường là qua hoạt động của con người. Cách thức này ta gọi là
linh hứng.
*Trước hết Ngài
soi sáng trí khôn người viết để họ hiểu
biết được tất cả những gì Ngài muốn nói với nhân loại.
*Rồi Ngài mời
gọi, thúc dục người viết cộng tác ghi chép lại
những gì theo ý Ngài.
*Ngài hướng dẫn,
bảo đảm để người viết không sai lầm và những
điều viết ra đó luôn hợp với những điều phải tin, phải giữ để được cứu rỗi.
2.Con người: dụng cụ Chúa dùng.
Chúa là tác giả chính nhưng
Ngài không phế bỏ người viết, trái lại Ngài giúp người đó dùng hết khả
năng riêng của mình để ghi chép. Vì thế Thánh Kinh chỉ là một nhưng tùy theo
bản chất, tính tình, khả năng văn hóa của người viết và tùy theo thời gian, nơi chốn
mà mỗi sách làm thành bộ Thánh Kinh có những cách diễn tả riêng.
2.Trong sách
GIÁO LÝ DỰ TÒNG của Tòa Giám Mục Xuân Lộc, Bài 2: THIÊN CHÚA NÓI VỚI LOÀI
NGƯỜI, trang 12, câu 1: Thánh
Kinh là gì?
Thánh kinh là bộ sách cho chúng ta
biết Thiên Chúa là ai và Người muốn chúng ta làm gì. Bộ sách này được Thiên
Chúa soi sáng cho một số người viết ra. Những người này nhận được ánh sáng
Thiên Chúa từ bên trong (linh ứng) để viết ra những điều Chúa muốn. Nói cách
khác, các Thánh ký (Ngôn sứ, Tông đồ, một số môn đệ…) lãnh nhận điều Thiên Chúa
soi sáng trong lòng, rồi trình bày bằng chữ viết theo cách thức riêng của mình.
Như thế, có thể nói rằng: ý tưởng (nội dung) là do Thiên Chúa, còn hình thức
(cách diễn tả) là do các Thánh ký. Sự phân chia này khiến nhiều người gọi Thiên
Chúa là Tác giả chính của Thánh Kinh,
còn các Thánh ký là Tác giả phụ: “Để viết
các sách thánh, Thiên Chúa đã chọn một số người, dùng họ trong khả năng và
phương tiện của họ họ viết ra tất cả những gì Chúa muốn và chỉ viết những điều
Chúa muốn mà thôi.” (Hc MK 11).
3.Trong cuốn:
HỌC HỎI VỀ ĐỨC TIN CÔNG GIÁO, tài liệu học tập NĂM ĐỨC TIN 2012-2013 của BAN
GIÁO LÝ GIÁO PHẬN PHAN THIẾT, trang 6, câu 15: H. làm sao Kinh Thánh có thể là “sự thật” được khi không phải tất cả
những gì trong đó đều đúng?
T.
Kinh Thánh không phải là cuốn sách lịch sử hay khoa học. Các tác
giả đều chịu ảnh hưởng của thời đại và văn hóa của các ngài, cùng
với những sai lầm của nó. Tuy nhiên, Kinh Thánh cho con người biết chắc chắn về
Thiên Chúa và chương trình cứu độ của Ngài.
4. Trong “Lịch
Công giáo” - Năm Phụng vụ 2013-2014 (Năm A), trang 30-Tháng Mười hai 2013, Thứ Sáu
(27/12): NGÀY III TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH, THÁNH GIOAN TÔNG ĐỒ, TÁC
GIẢ SÁCH TIN MỪNG, Lễ kính.
5. Trong Kinh
Thánh Tân Ước (khổ 9x15cm) do Nhóm Phiên Dịch Các Giờ kinh Phụng Vụ-Tòa Tổng
Giám Mục TP. Hồ Chí Minh xuất bản năm 1999, phần Dẫn nhập Tin Mừng Nhất Lãm:
*Trang 15: Khi soạn thảo các sách Tin Mừng, mỗi tác giả đã phải chọn lựa những yếu tố được truyền khẩu hay được ghi lại thành văn, cộng thêm những hiểu biết riêng của mình mà làm nên một tác phẩm.
*Trang 16: Công đồng Va-ti-ca-nô II đã long trọng khẳng định lịch sử tính của các sách Tin Mừng: các sách này trung thành triuyền lại những gì Đức Giê-su thực sự đã làm và đã dạy, các tác giả thánh luôn luôn truyền đạt cho chúng ta những điều chân thật về Đức Giê-su (x. MK 19)
*Trang 18: Sách Khải Huyền được viết ra để củng cố niềm hy vọng cho các tín hữu đang bị bách hại vì đức tin. Tác giả sách này đã phác họa một loạt những thị kiến có tính tượng trưng để mô tả cuộc giao tranh trong vũ trụ giữa sự thiện và sự ác, giữa Đức Ki-tô và Xa-tan, cuối cùng Đức Ki-tô và các thánh sẽ toàn thắng. Đó là động lực giúp người tín hữu vững tâm đợi chờ sự can thiệp của Thiên Chúa.
*Trang
55, có viết: “3.Mác-cô:
Sách Tin Mừng thứ hai (Mác-cô) ra
đời sớm hơn các sách Tin Mừng Nhất Lãm khác (Mát-thêu, Lu-ca). Nhưng tác giả
không phải là một Tông Đồ ; ông chỉ là một đồ đệ của thánh Phê-rô. Ông đã
sử dụng bản dịch Hy lạp của Mát-thêu A-ram.
6. Trong từ điển
Tiếng Việt của Gs Bùi Quang Tịnh; Bùi Thị Tuyết Khanh, NXB Thanh Niên, Trang
967: Tác giả
: dt.(danh từ) nói chung người làm ra tác
phẩm khoa học, văn học, nghệ thuật…
7. Trong cuốn Từ
điển Việt – Anh, Ban biên soạn chuyên từ điển: New Era, NXB THẾ GIỚI, trang
1002, tác giả: Writer; tác
giả: Author – Tác giả truyện Kiều là Nguyễn Du: The author of Kieu is
Nguyen Du.
8. Trong cuốn Từ
điển Anh – Việt, NXB TỔNG HỢP ĐỒNG NAI, trang 55, Author: Tác giả, người sáng tạo.
Trang 1184, Writer: Người viết, tác giả
Còn một số tài liệu học hỏi về Tin
Mừng, Chúng tôi đọc thấy: Thánh Mát-thêu, Tác giả sách Tin Mừng; Thánh Gioan,
Tác giả sách Tin Mừng…Chúng tôi chưa tiện viết ra.
Chúng tôi công nhận cách nói: Thiên Chúa là Tác giả, còn các Thánh Ký chỉ là dụng cụ Chúa dùng. Nhưng nếu nói: không tìm thấy sách Công giáo nói : các Thánh ký là tác giả hoặc tác giả phụ thì chúng tôi đã trích dẫn như trên.
Chúng
tôi nghiêng về phía GLV nói: Thiên Chúa là “Tác giả
chính”, còn các Thánh ký là “Tác giả phụ”?
Vì Khi chúng ta đã có câu tiên đề,
khẳng định : “Thiên Chúa là Tác giả chính của Thánh
Kinh” rồi thì chúng ta gọi các Thánh Ký là : Tác giả phụ, tác giả, người
viết đều được cả, tiếng Việt của chúng ta vay mượn tiếng Hán để làm phong phú
cho tiếng Việt. Từ “tác giả” là tiếng Hán. Từ “người viết” là tiếng Việt. Từ tác
giả hay từ người viết chúng ta có thể dịch sang tiếng Anh là writer
cũng được. Nhưng từ “tác giả” rộng nghĩa hơn.
GLV cũng chỉ là Giáo dân được Cha Xứ
mời “dạy” Giáo Lý, dĩ nhiên họ phải có một kiến thức và một trình độ nhất định
đủ để đảm trách nhiệm vụ. Các lớp: “Giáo Lý Dự Tòng và Hôn nhân Công Giáo”, học
viên đủ mọi trình độ: Cấp I, II, III, Cao Đẳng, Đại học,…Đạo Tin lành có, đạo
Phật có, đạo Cao Đài có, ….
Nói chung, GLV hướng dẫn cho các lớp Giáo Lý đòi
hỏi phải luôn nâng cao Giáo lý cũng như trình độ kiến thức phổ thông mới đáp ứng được “yêu
cầu” của một GLV. Khi soạn câu hỏi "Thi Giáo Lý", chúng ta nên căn cứ vào SÁCH GIÁO LÝ. Sẽ có những người, họ chưa thật sự hiểu biết nhiều về Giáo lý, họ sẽ vô tình nói này, nói nọ và vô tình đám đông sẽ theo họ. Đôi khi chúng ta cũng cảm thấy chán nản! Mong các bạn GLV có một đức tính Khiêm nhường để phục vụ! Cha Xứ luôn nâng đỡ cho các bạn! Cầu xin Chúa ban nhiều hồng ân cho các bạn.
BGL Hạt Hàm Thuận Nam
Bạn có thích bài viết này...?
|
Nhận tin miễn phí hằng ngày!
|
Follow us!
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.