BỊ NHẦM VÌ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
Vào
một quán giải khát khi ta gọi một ly nước chanh hay ly nước mía, thường nhân
viên bán quán bỏ vào ly một cái ống hút màu trắng hoặc xanh, đỏ, vàng… để khách
uống cho tiện và có vẻ lịch sự hơn. Khi đá tan rồi mà nước vẫn chưa uống hết
thì nếu nhìn vào ly nước, ta thấy có một hiện tượng vui vui: ống hút hình như
bị bẻ gãy. Cầm đưa nó lên, nó lại thẳng; để nó xuống ly, nó lại gãy. Cái thìa
uống cà phê đen cũng vậy. Người ta gọi đó là: “Hiện tượng khúc xạ ánh sáng”.
Bài
viết này chúng tôi không đi sâu vào nội dung như bài học (lớp 11), mà chỉ trình
bày một chút về sự khúc xạ ánh sáng:
1.Khúc xạ ánh sáng: là hiện tượng lệch phương (đổi
hướng-gãy) của tia sáng khi truyền xuyên góc qua mặt phân cách (khi đi qua mặt
phân cách) giữa hai môi trường trong suốt có chiếc suất khác nhau.
Hình minh họa:
Định luật khúc xạ ánh sáng (định luật Snell):
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và
ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.
- hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ
số giữa sin góc tới I (sin i) và sin góc khúc xạ r (sin r) là không đổi. số
không đổi là chiết suất tỉ đối của môi trường.
Trong đó :
- AB : mặt phân cách giữa hai môi trường 1 và 2.
- I điểm tới. IN : pháp tuyến tại I.
- SI : tia tới.
- IR : tia khúc xạ.
- i : góc tới.
- r : góc khúc xạ.
- Ánh sáng truyền trong chân không với vận tốc c
= 3.108 m/s
- Ánh sáng truyền trong một môi trường nhất
định có vận tốc v < c.
- Nếu n21 > 1 ( n2 >
n1 )
thì r < i : tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến hơn. Ta nói môi trường 2
chiết quang hơn môi trường 1.
- Nếu n21 < 1 ( n2 < n1 ) thì r > i : tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến
hơn. Ta nói môi trường 2 chiết quang kém môi trường 1.
2. Bị nhầm vì hiện tượng khúc xạ:
Hình ảnh sau đây cho ta thấy :
Hình
1: Con mèo nhìn con cá
(tức là ảnh của con cá đi vào mắt con mèo), thì con mèo sẽ thấy con cá gần mặt
nước hơn. Thực ra con mèo chỉ thấy ảnh con cá chứ không thấy con cá thật (cũng
giống như khi ta đeo kính cận hoặc viễn). Nếu con mèo vồ ảnh con cá thì không
bao giờ bắt được cá.
Hình 2:
Con cá nhìn con mèo (tức là ảnh con mèo đi vào mắt con cá) thì con cá sẽ thấy
con mèo đứng xa mặt nước. Thực ra con cá cũng chỉ thấy ảnh con mèo nên tưởng là
mèo đứng xa. Coi chừng mò lên mặt nước là bị vồ ngay.
3.Nhìn người-coi chừng bị nhầm:
Trong
cuộc sống, chúng ta cũng thường bị nhầm: nhầm vì ảo giác (hiện tượng vật lý)
hoặc nhầm vì chủ quan! Nhầm vì chủ quan mà đánh giá sai người ta thì cũng tội
nghiệp người ta: Người ta tốt bị nhầm là xấu, người xấu lại hóa ra tốt?
4.Phục vụ theo khả năng:
Trong phân
công lao động hay cụ thể hơn là trong phân bổ nhiệm vụ, đôi khi chúng ta chọn
(hoặc được phân) công việc không phù hợp với khả năng. Công việc không phù hợp
thì đạt hiệu quả không cao. Thậm chí không có hiệu quả.
Mỗi
người tùy theo khả năng Chúa ban, chúng ta vui mừng đón nhận nhiệm vụ khi được
phân công. Chúng ta đem hết khả năng phục vụ Chúa, phục vụ Giáo Hội mà cụ thể
là phục vụ Giáo xứ nhiệt thành, tận tâm, cộng đồng trách nhiệm thì Giáo xứ sẽ
phát triển mọi mặt.
Pet TB
5.Chuyện vui:
1.Nhầm lẫn
Ca sĩ người Ý nổi
tiếng En-ri-cô Ca-ru-dô đi biểu diễn ở Mỹ. Một hôm, chiếc ô tô chở ông bị hỏng
dọc đường. Ông ta vào một trang trại khi người lái xe hì hục chữa xe. Gặp ông
chủ, Ca-ru-dô giới thiệu:
- Xin chào ông tôi là Ca-ru-dô.
- Lạy chúa thật là tuyệt diệu, trang chủ kêu lên
thích thú, tôi không bao giờ nghĩ là có ngày tôi lại gặp được ông... Bà nó ơi,
bà tưởng tượng xem. Trước mắt chúng ta là chàng Ca-ru-dô Rô bin sơn, người ở
một mình trên đảo trong chuyện mà chúng ta đã đọc bao lần.
2.Chẳng ích gì
Một khách du lịch Nhật bị lạc ở vùng
nọ, anh ta hỏi hai người dân địa phương đường ra ga. Anh ta hỏi bằng tiếng Anh,
tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ðức và đương nhiên cả tiếng Nhật, nhưng
hai người kia đều không hiểu. Anh ta đành nhún vai bỏ đi. Một trong hai người
dân địa phương bảo người kia :
- Này, chúng ta phải học ít nhất một ngọai ngữ
chứ.
- Vô ích, - người kia đáp - Cứ trông ông khách
du lịch này thì rõ. Biết bốn, năm thứ tiếng mà có ăn thua gì đâu!
Bạn có thích bài viết này...?
|
Nhận tin miễn phí hằng ngày!
|
Follow us!
|
thanks
Trả lờiXóahttp://gxvinhluu.blogspot.com
Bài viết rất có ý nghĩa, nhưng xem lại cụm từ này chiếc suốt là gi? hay là chiết suất?!!
Trả lờiXóaCám ơn Giaoxucumi HiepHoa đã đánh giá và chỉ lỗi chính tả của bài viết. Chúng tôi cũng thường đọc các bài viết của Gx Cù MI. Các bài viết rất hay và có ý nghĩa! Chúng tôi mong các bạn chia sẻ vi tính thêm. các bài viết về Excel của các bạn rất hữu dụng.
Trả lờiXóaCám ơn các bạn!