Các ông ngồi uống nước trà, cà phê ngoài giờ lao động để trao đổi tâm tư
tình cảm, trao đổi kinh nghiệm cuộc sống, học hỏi những điều hay lẽ phải, chuyện
trò vui đùa giải trí … thì cũng bổ ích lắm chứ! Người ta có câu “học thầy không
tầy học bạn”, thì chính nơi đây chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau.
Vừa qua, có người bạn đọc một đoạn
bài viết sau: “…Kinh Thánh Cựu ước Công Giáo đặt
nền tảng trên các sách Cựu Ước vốn được viết bằng cả tiếng Hy Lạp
lẫn Do Thái (bản e-lờ, ít-xì, ít-xì) - (bản
LXX) – (bản 70).
Chúng
tôi không đề cập đề tài Kinh Thánh, nhưng muốn chia sẻ nội dung CÁCH VIẾT VÀ ĐỌC SỐ
LA MÃ.
Chúng
tôi xin trình bày lý thuyết như sau:
I.Các chữ số:
Chữ số La Mã gồm có 7 chữ số
cơ bản (đơn nguyên): I=1; V=5; X=10; L=50; C=100; D=500; M=1000 là phát minh của người La Mã cổ đại.
II.Cách
viết:
1-Thông thường người ta quy định các chữ số I, X, C, M, không
được lặp lại quá ba lần ; các chữ số V, L, D không được lặp lại quá một lần (nghĩa
là không lặp lại)
2- Chữ
số cơ bản được lặp lại 2 hoặc 3 lần biểu thị giá trị gấp 2 hoặc gấp 3.
Ví dụ:
+ I = 1
; II = 2
; III = 3
+
X = 10 ; XX = 20 ; XXX = 30
+
C = 100 ; CC =
200 ; CCC = 300
+
M = 1000 ; MM =2000 : MMM = 3000
3.Phải cộng, trái trừ:
a.chữ số thêm vào
bên phải là cộng thêm (nhỏ hơn chữ số gốc) và cũng không được thêm quá 3 lần:
Ví dụ:
+ V = 5 ; VI = 6 ; VII = 7 ; VIII = 8
+Nếu viết: VIIII
= 9 (không đúng)
+ L = 50 ; LX =
60 ; LXX = 70 ; LXXX = 80
+ C = 100 ; CI =
101 : CL =150
+ 3833 gồm : 3000 + 800 + 30 + 3 nên được viết: MMMDCCCXXXIII
+2787 gồm: 2000 + 700 + 80 + 7 nên được viết: MMDCCLXXXVII
b.chữ số viết bên trái là bớt đi (nghĩa
là lấy số gốc trừ đi số viết bên trái thành giá trị của số được hình thành - và
dĩ nhiên số mới nhỏ hơn số gốc. Chỉ được viết một lần)
ví dụ:
+ số 4 (4= 5-1) viết là IV
+ số 9 (9=10-1) Viết là
IX
+ số 40 = XL
; + số 90 = XC
+ số 400 = CD ; + số 900 = CM
+ MCMLXXXIV = 1984
+MMXIV = 2014
Nói cách khác: Người ta dùng các chữ số I, V, X, L, C, D, M, và các
nhóm chữ số IV, IX, XL, XC, CD, CM để viết số La Mã. Tính từ trái sang phải giá
trị của các chữ số và nhóm chữ số giảm dần. Một vài ví dụ:
Ví dụ:
III.Cách đọc:
Đọc số nhỏ thì
dễ nhưng đọc các số lớn cũng khó lắm đấy. Như trên đã nói: Tính từ trái sang phải giá trị của các chữ
số và nhóm chữ số giảm dần nên ta chú ý đến
chữ số và nhóm chữ số hàng ngàn trước đến hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị
(như đọc số tự nhiên)
Ví dụ:
-Số: MMCMXCIX ta chú ý: hàng ngàn: MM = hai
ngàn ; hàng trăm: CM = chín trăm ; hàng chục: XC = Chín mươi ; hàng đơn vị: IX
= chín. Đọc là: Hai ngàn chín
trăm chín mươi chín.
-Số: MMMDXLIV ta chú ý:
MMM = ba ngàn ; D = năm trăm; XL = bốn mươi ; IV = bốn. Đọc là: ba nghìn năm trăm bốn mươi bốn.
Chú ý:
- I chỉ có thể đứng trước V hoặc X,
- X chỉ có thể đứng trước L hoặc C,
- C chỉ có thể đứng trước D hoặc M.
Đối với những số lớn hơn (4000 trở lên), một dấu gạch ngang được
đặt trên đầu số gốc để chỉ phép nhân cho
1000:
Đối với những số rất lớn thường không có dạng thống nhất, mặc dù
đôi khi hai gạch trên hay một gạch dưới được sử dụng để chỉ phép nhân cho
1.000.000. Điều này có nghĩa là X gạch dưới (X) là mười triệu.
Số La Mã không có số 0
Ngày nay, người ta vẫn
thích đánh số các mục của một bài viết hay công văn bằng chữ số La Mã.
Pet. Trần Bảng (sưu tầm và biên soạn)
Bạn có thích bài viết này...?
|
Nhận tin miễn phí hằng ngày!
|
Follow us!
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.