Thứ
hai ngày 28/7/2014, chúng tôi viết bài Giải toán ĐLĐ Olympia, trong đó có một bài toán di truyền
về bệnh “máu khó đông”. Bạn K. Loan (Giáo xứ ?)
lại đặt một số câu hỏi khá thú vị về di truyền. Chúng tôi không trả lời thì bạn
Loan lại bảo BBT xem thường độc giả! Thôi thì chúng tôi biết đến đâu thì nói
đến đó.
1.Bệnh
máu khó đông:
Có
tên là bệnh Khoa học là Hemophilia thường gặp ở
nam giới, rất ít gặp ở phụ nữ. Nếu người cha có bệnh thì con gái thường mang
gen di truyền của cha. Rất hiếm biểu hiện bệnh, song nếu mang gen bệnh này, thì lại di truyền bệnh cho những đứa con trai
của họ với tỉ lệ ½, ảnh hưởng đến các thế con, cháu, chắt, chít…
2. Biểu
hiện bệnh: Như tên gọi: “khó đông”. Xin
tham khảo bên y tế.
3. Cơ chế di truyền:
Cơ chế này chúng tôi được học năm
lớp 12 (trước 1975). Hiện nay, chúng tôi không biệt được dạy ở lớp nào?
Bệnh máu khó đông do gen đột biến lặn nằm trên NST giới tính
x
gây ra. Nhiễm sắc thể giới tính của cha quyết định sinh con trai hay con gái.
Người mẹ “vô can”! Nhiễm sắc thể (NST) giới tính của đàn ông là : XY, còn
phụ nữ là: XX
Cha : XY +
Mẹ : XX
-Con trai : XY (nhận Y từ Cha
và nhận X
từ Mẹ).
-Con gái : XX (nhận X từ Cha
và nhận X
từ Mẹ)
Ngoài chức năng qui định giới tính, NST X còn chứa những gen cho phép sản
xuất yếu tố đông máu VIII và IX. Còn Y thì không. Cho nên con trai không mắc
bệnh từ Cha (nếu Cha có bệnh) mà mắc bệnh từ Mẹ (nếu Mẹ có mầm bệnh) ! Nếu người
mẹ có mang gen bệnh (có một NST X mang gen bệnh) thì có khoảng ½ con trai bị bệnh
Máu khó đông (biểu hiện ra ngoài), cũng có khả năng một nửa các con gái thì lành
lạnh, còn một nửa thì mang gen bệnh (không biểu hiện ra ngoài).
Nếu bố có
bệnh mà mẹ bình thường thì tất cả con gái đều mang gen bệnh (mầm bệnh). Con trai thì
không bị di truyền từ bố, không truyền bệnh cho con cái nếu lấy vợ bình thường.
Còn bố mắc bệnh, mẹ
cũng có gen bệnh thì thế nào?
+Các con trai đương
nhiên bị ½ di truyền từ mẹ.
+Các con gái có nguy cơ
bị ½ có bệnh như con trai – biểu hiện bệnh ra ngoài (rất hiếm- xác xuất cả bố
và mẹ đều có gen bệnh rất thấp). Còn ½ thì đương nhiên mang gen bệnh từ bố.
Bệnh máu khó đông chỉ có ở người nam còn người nữ thì
họa lắm mới có.
4.Các trường hợp:
Bệnh Máu khó đông - Hemophilia là bệnh di truyền, tuy nhiên có
khoảng 1/3 số bệnh nhân không bị di truyền từ ai cả. Có thể gen đột biến
lặn nằm trên NST giới tính x gây ra (như trong câu hỏi bài trước), gen khỏe đột biến thành gen bệnh, và cũng di truyền cho con cháu.
Trên đây chúng tôi chia sẻ cơ chế di truyền mà chúng tôi đã học trên sách vở. Khi phát hiện bệnh nơi trẻ em thì hãy nhờ y học can thiệp gấp. Cũng không nên lập gia đình với người cận huyết thống thì sẽ có nguy cơ mắc đủ các bệnh di truyền, trong đó có bệnh : Máu khó đông.
Pet TB
Bạn có thích bài viết này...?
|
Nhận tin miễn phí hằng ngày!
|
Follow us!
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.