TRĂNG
KHUYẾT RỒI LẠI TRÒN
Làm người trong cuộc đời này, đâu phải lúc nào cũng đầy (Full), có đôi
khi cũng khuyết chứ! Nhưng tròn, khuyết của con người khác với tròn khuyết của
Mặt Trăng - Chị Hằng. Trăng tròn, Trăng khuyết lại theo một chu kỳ nhất định.
Ca
dao Việt Nam
đúc kết hiện tượng của Trăng:
Mùng một lưỡi trai, mùng hai lá lúa
Mùng ba câu liêm, mùng bốn lưỡi liềm
Mùng năm liềm giặt, mùng sáu thật trăng
Mười rằm trăng náu, mười sáu trăng treo
……..
Ba mươi không thấy mặt mày trăng đâu
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời.Khoảng
cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn
khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3.474 km[1],
tức hơn một phần tư đường kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng khoảng bằng 2%
khối lượng Trái Đất và lực hấp dẫn tại
bề mặt Mặt Trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất. Mặt Trăng quay một
vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày, và các biến đổi định kỳ
trong hình học của hệ Trái Đất-Mặt Trăng-Mặt Trời là nguyên nhân gây ra các pha Mặt Trăng, lặp lại sau mỗi chu kỳ giao hội 29,53 ngày.
Mặt trăng hoàn toàn tối hoăc nói cách
khác là tự thân nó không phát sáng và cũng không phát nhiệt.
Trong đêm đen mịt mùng của vũ trụ, ánh
sáng bàng bạc của mặt trăng mà chúng ta quan sát thấy là do nó phản xạ ánh sáng
chiếu từ Mặt Trời. Cũng chính bởi Mặt Trăng có khả năng phản xạ ánh sáng mà
chúng ta có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường, nhất là vào ban đêm và ở vị trí
quan sát thích hợp.
Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Khi Trái
Đất quay quanh Mặt Trời thì Mặt Trăng, một vệ tinh tự nhiên của Trái Đất, cũng
cùng quay quanh Mặt Trời với nó. Do Mặt Trời chiếu sáng Mặt Trăng chỉ từ một
phía, vì thế dù đang ở bất kì ở vị trí nào thuộc quỹ đạo quay, phần bề mặt của
Trái Đất và của Mặt Trăng hướng tới Mặt Trời cũng được chiếu sáng, còn phần bề
mặt kia (phần không hướng về Mặt Trời) sẽ không được chiếu sáng nên rất tối.
Do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên
khi đứng quan sát từ Trái Đất chúng ta chỉ có thể lần lượt nhìn thấy một phần
khác nhau của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng mà thôi.
Vì thế, tùy theo vị trí tương đối giữa
Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất với nhau mà từ Trái Đất chúng ta sẽ chỉ nhìn
thấy những phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng. Đó là lý do vì
sao chúng ta thấy Mặt Trăng khi tròn khi khuyết.
Qúa
trình này thay đổi theo một quy luật không đổi theo một chu kì là một tháng
theo Âm lịch. Đầu tháng trăng non xuất hiện có hình lưỡi liềm rất mảnh, sau đó
lưỡi liềm “béo” dần lên, đến khoảng ngày rằm, tức là 16 theo âm lịch thì trăng
tròn. Sau đó nó lại “gầy” dần cho đến ngày 29 – 30 cuối tháng âm lịch thì “mất”
hẳn, chúng ta không trông thấy được bằng mắt thường nữa.
Khuyết điểm của
mỗi chúng ta, đương nhiên là có. Một là từ cái nhìn chủ quan: ta tự thấy mình
có khuyết điểm; hai là của cái nhìn khách quan: người ta thấy được khuyết điểm
của ta. Có khuyết điểm, chúng ta khắc phục, sửa chữa để mình trở nên hoàn thiện
hơn.
Giáo Hội dạy người tín hữu siêng năng
tham dự Thánh Lễ, lãnh nhận các Bí Tích, nhất là Bí Tích Hòa Giải và Thánh Thể
; thường xuyên đọc và suy niệm Lời Chúa, học hỏi Giáo lý ; tham gia công tác xã
hội và Nhà xứ, công việc bái ái… là phương thế giảm đi khuyết điểm./.
Tổng hợp: Peter
Bạn có thích bài viết này...?
|
Nhận tin miễn phí hằng ngày!
|
Follow us!
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.