HỌC VI TÍNH Microsoft Word
Các bạn
thân mến! Thế kỷ chúng ta đang sống là Thế kỷ thứ XXI, Khoa học-Kỹ thuật tiến
nhanh như vũ bão! Máy Vi tính hiện nay trở nên quá thông dụng. “Không sử dụng
được Vi tính là mù chữ”-LHQ định nghĩa như thế! Vậy tại sao chúng ta không học
Vi tính để thoát nạn mù chữ!
Để
thoát nạn mù chữ cũng không quan trọng bằng việc chúng ta biết Vi tính để “phục
vụ”! Chúng ta thấy: Một tập thể (ban bệ) nào đó, mà không ai biết sử dụng máy
Vi tính thì hiệu quả công việc sẽ hạn chế! Nhờ, thuê, mướn người khác làm giúp
mãi thì cũng không đúng như ý mình, nó phải là “tác phẩm” của mình!
Mà
học Vi tính có khó không? Trả lời: dễ ợt!
Trong
tinh thần chia sẻ để cùng giúp nhau tiến bộ, chúng tôi sưu tầm rồi “chế biến”
một “Giáo trình Word” (nói cho oai) gồm các bài học thực hành nhiều hơn lý
thuyết, giúp các bạn “già” mau tiếp thu hơn.
Không
dài dòng chúng ta đi vào Nội dung:
Bài
1
Soạn
thảo văn bản
A.Lý thuyết: Mới đầu hơi dài dòng một chút!
1. Khởi động Microsoft Word:
- Kích chuột tại nút
Start/Programs/Microsoft Word.
2. Màn hình Microsoft Word:
a.Thanh tiêu đề (Title Bar):
Màu xanh trên cùng cho biết tên bài viết đang soạn thảo, nếu chưa đặt tên thì
nó sẽ là Document1, nếu đã đặt tên thì nó hiện tên bạn đặt (không quan trọng). Phần
đuôi ngầm định là DOC.
b.Thanh công cụ chuẩn
(Standard Tool Bar): Chứa các nút cho phép chọn các công việc thường dùng trong
soạn thảo: Mở file (bài viết), lưu bài, in bài,…
c.Thanh thực đơn chính (Menu
Bar) : Bao gồm các thực đơn chính:
File Edit
View Insert Format
Tools Table Windows
Help
d.Thanh
định dạng (Formatting Tools Bar): Dùng cho các định dạng chữ và đoạn văn bản
hay toàn bộ văn bản.
e./ Thước kẻ (Ruler) : Dùng để kiểm soát lề, độ
lệch so với lề và điểm dừng của Tab.
*Hình tam giác phía trên
dùng để điều chỉnh độ thụt so với lề trái của dòng đầu tiên trong mỗi đoạn văn
bản.
*Hình tam giác phía dưới để
điều chỉnh độ thụt lề trái.
*Mép phải của thước kẻ cũng
có một hình tam giác để xác độ thụt lề phải đoạn văn bản.
f./ Màn hình soạn thảo :
Phần có diện tích lớn nhất
cho phép nhập văn bản vào.
g./ Thanh công cụ vẽ đồ hoạ
(Drawing Toolbar) thường bên dưới màn hình.Cho phép tạo các đường vẽ, sơ đồ,
các đối tượng đồ hoạ đa dạng trong văn bản.
h./Dòng trạng thái: (Status
Bar)
Cho thông tin về trang hiện
hành (không cần quan tâm)
3. Thêm bớt các thanh công
cụ:
Chọn View\Toolbars: chọn
công cụ cần dùng.
4. Lựa chọn chế độ làm việc:
a.Chọn cách hiển thị màn
hình soạn thảo văn bản:
Có nhiều cách hiển thị màn
hình làm việc như: Normal,
Outline, Page Layout ... , mỗi loại có ưu điểm riêng.Chế độ Page Layout hiển
thị văn bản theo trang máy in.
b - Chọn kiểu giấy trước khi
làm việc:
Chọn File\Page Setup\Paper
Size:
Chọn File\Page
Setup\Margins:
5. Kết thúc làm việc với
Microsoft Word:
*Dùng chuột: Chọn File\Exit
hoặc click chuột vào biểu tượng
nằm phía trên bên
phải của màn hình soạn thảo văn bản.
*Dùng bàn phím: Alt + F4
Nếu tài liệu chưa ghi lại
(lưu) các thay đổi máy sẽ ra thông báo hỏi ta có ghi (save) hay không, nếu muốn
ghi lại chọn Yes còn không chọn No, thoát ra chọn Cancel.
B.
Thực hành:
I.gõ
văn bản:
1.Bảng mã: Tùy bạn chọn: Unicode hoặc VNI
Windows (còn nhiều mã nữa)
2.Kiểu gõ: Bạn lựa chọn VNI hay Telex (Tùy
bạn)
a.Kiểu gõ VNI:
-Các dấu:
Dấu sắc: phím số 1
Dấu huyền: phím số 2
Dấu hỏi: phím số 3
Dấu ngã: phím số 4
Dấu nặng: phím số 5
-Chữ cái:
Â: A6 ;
Ă: A8 ; Ê: E6 ; Ô: O6 ; Ư: U7
; Ơ:
O7
ƯƠ : UO7 ; Đ: D9
Ví dụ:
* tie61ng Vie65t (hoặc tieng61 Viet65) =
tiếng Việt
* d9u7o7ng2 (hoặc duong972) = đường
*Thie6n Chua1 la2 tinh2 ye6u = Thiên Chúa
là tình yêu
-Cách gõ:
* Chữ in thường : đèn Caps Lock không
sáng.
* Chữ in hoa (nhấn Caps Lock-đèn Caps
Lock sáng)
* Đầu câu (đầu hàng hoặc sau dấu chấm),
máy tự động viết hoa.
*Gõ cả in thường và IN HOA: gõ in thường,
muốn viết hoa danh từ riêng chữ cái đầu từ (tiếng) thì vừa nhấn Shift vừa gõ.
*đặt dấu sau chữ cái, sau từ, giữa từ đều
được cả.
b. Kiểu gõ Telex:
- Các chữ cái:
ă = aw ; â = aa ; ê = ee ;
ơ = [ hoặc ow ;
ư = ] hoặc w hoặc uw ;
ươ = ][ hoặc uow
- Các dấu:
sắc = s ; huyền = f ; nặng = j ; hỏi = r ; ngã = x
Ví dụ:
-tieengs Vieetj = tiếng Việt
-tamj dduowcj = tạm được
-trer maix khoong giaf = trẻ mãi không già
*Các dấu có thể gõ sau nguyên âm hoặc cuối từ cũng được.
-Gõ in thường, IN HOA, cả thường cả Hoa như trình bày
trên.
2.Tập gõ:
- Chọn một Bảng mã, một Kiểu gõ cho mỗi
văn bản.
- Chọn một đoạn Kinh Thánh hoặc một bài
viết để tập gõ. Chưa cần trình bày đẹp, miễn sao gõ đúng tiếng Việt là được.
-Thụt đầu dòng: nhắp phím Tab một cái.
-Xuống dòng: nhấn phím Eter một cái.
3. Bạn tập lăn
chuột, nhấp trái, nhấp phải cho quen tay và đừng nản vì “Vạn sự khởi đầu nan”.
Chúc các bạn thành công!
Pet TB
Bạn có thích bài viết này...?
|
Nhận tin miễn phí hằng ngày!
|
Follow us!
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.