Người Công giáo Việt Nam thường bị hiểu lầm cách vô tình
hay cố ý rằng: họ là những người vong bản, chạy theo ngoại bang, theo đạo nước
ngoài, bỏ đất nước quê hương, tổ tiên ông bà... Những chỉ trích như vậy không
đúng sự thật, không công bằng, ít hiểu biết và có ý đồ chính trị! Thật sự không
phải vậy.
I. Niềm tin và Quê Hương Đất Nước.
Không riêng gì Đạo Công Giáo, hầu như những tôn giáo lớn ở
Việt Nam như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo... đâu phải có nguồn gốc tại Việt
Nam, mà đều từ những nước khác, cũng có khi được truyền bá trong những thời kỳ
bị đô hộ. Từ xưa Việt Nam chỉ có việc Thờ cúng Tổ tiên
và Thờ Trời[1].
Đạo Công Giáo đâu có chỗ nào dạy bán Nước, phản bội Dân tộc?
Trong máu thịt người Việt Nam nào mà lại không có tình tự dân tộc, lòng yêu mến
quê hương đất nước của mình?
Nhìn lại lịch sử một cách khách quan, ta thấy rằng: Thời điểm Tin Mừng của Chúa được đem
đến Việt Nam trùng hợp với hoàn cảnh lịch sử thế giới phức tạp và không may cho
đất nước. Đó là thời kỳ phát triển về nhiều phương diện, thực dân bành trướng, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở
nhiều nước trên thế giới. Phương Tây là miền đất được thấm nhuần tinh thần Kitô
giáo, nhưng không phải tất cả vua quan, các nhà chính trị, quân sự, kinh tế đều
tốt cả. Tham vọng quyền lực, giàu sang thúc đẩy họ chinh phục những vùng đất
kém phát triển làm thuộc địa, để mưu lợi cho đất nước của họ. Một số nhà truyền
giáo tranh thủ cơ hội có sẵn phương tiện tàu bè, đi theo những đoàn
quân viễn chinh ấy
đến những vùng đất xa xôi,
không phải để cộng tác vào việc xâm lược hay tham vọng đất đai, nhưng là để thực
hiện mục đích tốt đẹp của Giáo Hội là đem Tin mừng Chúa cho các dân tộc khác, theo mệnh lệnh của Đức Giêsu[2].
Có thể trong số những nhà truyền giáo, có người vì hoàn cảnh tự vệ hoặc vì miễn
cưỡng, vì tư lợi, đã cộng tác với quân xâm lược, hoặc dựa vào uy thế của họ, để lo việc của mình, nhưng không vì thế để có thể lên án tất cả những
nhà truyền giáo là thực dân, những người theo đạo là bán nước và kết luận rằng Giáo Hội Công Giáo đồng lõa với những kẻ
xâm lăng.
Các
vị Tử Đạo Việt Nam[3],
đều là những người biết phép tôn trọng vua quan[4] và
hết lòng yêu mến quê hương, Linh mục Nguyễn Văn Tự đối đáp với quan toà: “Tôi kính Thiên Chúa như Thượng Phụ, kính
vua như trung phụ và kính song thân như hạ phụ. Không thể nghe cha ruột để hại
vua, tôi cũng không thể vì vua mà phạm đến Thượng Phụ là Thiên Chúa được”[5].
Tội của các vị chỉ là không thờ vua trên
Thiên Chúa!
Cuốn
Giáo Lý đầu tiên cho người Công giáo Việt Nam là “Phép giảng tám ngày” (1651),
của Cha Đắc Lộ đã khẳng định các tín hữu theo đạo Thiên Chúa, đạo của mọi quốc
gia chứ không phải đạo Phú Lãng Sa[6]. Đến
thời Lê Cảnh Hưng (1740-1786), hai linh mục Gia và Liêm đã trả lời vấn nạn “Đạo
Hoa Lan[7] là
đạo ngoại quốc” rằng: “Chớ thì đạo Phật
chẳng từ Ấn Độ, đạo Nho từ nước Lỗ, đạo Lão chẳng từ đời nhà Châu ở Trung Hoa
sao?[8].
Linh mục Vũ Bá Loan trinh bày với quan: “Tôi
chẳng theo đạo của nước nào cả, tôi chỉ thờ Chúa Trời Đất, Chúa của muôn dân
thôi”. Cũng vì vậy, khi quân đội pháp tiến vào Đà Nẵng năm 1858, giới Công
giáo không hề chủ trương làm nội ứng. Ngược lại, đông đảo người Công Giáo tình nguyện
đi bảo vệ non sông.[9]
Còn nhiều chứng từ về điều nầy.
Còn
nữa, những đóng góp của Giáo Hội Kitô
toàn cầu vào nền văn minh nhân loại, cũng như những đóng góp của người Công
giáo Việt Nam vào việc xây dựng, phát triển, bảo vệ đất nước làm chứng điều đó.
Vì thế không nên có những nhận định thiếu công bằng, thiếu khách quan, thiên kiến,
chẳng những không giúp gì cho sự nghiệp của đất nước quê hương mà còn làm chia
rẽ, suy yếu khối đoàn kết dân tộc.
Trong cuộc sống trần thế của mình, người công giáo nhận định
rõ đâu là cùng đích đời mình và đâu là hạnh phúc đích thực phải đạt tới. Nhưng
không vì thế mà sống xa rời thực thế, biếng nhác, tiêu cực đối với bổn phận xã
hội. Trái lại, họ
phải nỗ lực làm cho công trình của
Thiên Chúa ngày càng tốt đẹp hơn hầu đạt tới tầm vóc viên mãn mai sau[10].
Những gì gieo hôm nay sẽ gặt mai sau. Đời này và đời sau không tách biệt mà
liên hệ mật thiết với nhau. Vì thế, không có chỗ, không có hạnh phúc đời sau
cho những người biếng nhác, bi quan trong hiện tại. Chúa Giêsu đã về trời sau
khi đã thật
sự sống kiếp con người. Cuộc sống ấy 33 năm làm việc, lao động và sống trong luật pháp xã hội và đạo giáo Do Thái.
(xem tiếp phần 2)
*Xin vui lòng chia sẻ cho người
khác.
[1] Thờ
Trời: bàn Thiên trước nhà. Những việc thờ cúng nầy chỉ là Tín Ngưỡng.
[2] X.
Mt 28,16-20; Lc 24,36-49; Ga 20,19-23; Cv 1,6-8.
[3] Tử
đạo: Chết vì làm chứng cho Chúa, cho Niềm Tin.
[4]
Quân Sư Phụ.
[5] X.
HĐGM.VN, Hạnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, NXB.Tôn
Giáo, 2018.
[6]
Phiên âm chỉ tên nước Pháp (France) lúc ấy.
[7]
Phiên âm chữ Hoà Lan (nước HL).
[8].
Sdd. tr,15-16.
[9]
Sdd. Tr. 16.
[10]
X. Mt 12,13-17; Lc 20,20-26; Cv 25,8-25; 1Tm 2,1-3.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.