THƯ GỬI CÁC GIA TRƯỞNG – THÁNG 7 . 2015
CẦU NGUYỆN VÀ CỘNG TÁC VỚI CÁC LINH MỤC
“Ai muốn làm người đứng đầu
thì phải làm người rốt hết, và phục vụ mọi
người” (Mc
9,35)
Cùng các Gia Trưởng thân mến,
Mỗi giáo xứ có một Linh
mục quản xứ và đôi khi có cả Linh mục phó xứ được Đức Giám Mục sai đến chăm lo
cho đoàn chiên Chúa. Sự hiện diện của các Linh mục giữa dân Chúa là sự hiện
diện của Giám Mục, người kế vị các tông đồ, mục tử của đoàn chiên và cũng chính
là sự hiện diện của Đức Giê-su Kitô vị Mục Tử Nhân Lành.
Ý nghĩa cao cả ấy do sự xức dầu Thánh Hiến
qua Bí Tích Truyền Chức Thánh, để Linh mục không phải “trở nên” mà “chính là”
con người của sự kết hiệp toàn vẹn với Đức Ki-tô, con người của Thánh Thể, con
người có trái tim của Đức Giê-su, con người tinh tuyền tuyệt đối để hoàn toàn
thuộc về Đức Giê-su, và cũng là con người hoàn toàn vâng phục thực thi ý muốn
của Đấng đã sai đi.
Nhưng, những ý nghĩa thánh thiêng ấy lại được
gắn vào con người Linh mục với thân phận mọn hèn, cho nên, người Linh mục không
thể bày tỏ đời sống thánh thiện của Đức Giê-su trong cuộc sống mình, nếu chính
Linh mục ấy không sống đời cầu nguyện và ân sủng, cũng như không được hưởng nhờ
lời cầu nguyện của các tín hữu – lời cầu nguyện riêng tư, hay cộng đồng trong
cộng đoàn gia đình, cộng đoàn giáo xứ.
Vậy, cầu nguyện cho các Linh mục của anh em,
của các gia đình của giáo xứ, chính là cộng tác với chính Chúa Giê-su xây dựng
Giáo Hội của Ngài tại trần thế này.
Quả thực,
-Linh mục thánh thiện sẽ khơi nguồn thánh
thiện cho chính cộng đoàn giáo xứ anh em, gia đình anh em.
-Linh mục càng nên giống Chúa Giê-su Mục Tử
Nhân lành, càng thấu hiểu, và đáp ứng những nhu cầu tâm linh của đoàn chiên,
càng làm cho cộng đoàn giáo xứ khởi sắc niềm vui yêu thương hiệp nhất, và làm
cho Giáo xứ càng xứng đáng là nhiệm thể Chúa Ki-tô.
-Linh Mục càng kết hiệp với hy tế Chúa Ki-tô
trên Thập Giá và trên bàn tiệc Thánh thể, vui lòng bẻ tấm bánh đời mình ra nuôi
sống đoàn chiên, chắc chắn sẽ xây dựng giáo xứ anh em nên một cộng đoàn thánh
thể như Chúa Giê-su Thánh Thể hàng khao khát…
Vì thế, thưa anh em gia trưởng thân mến,
Hãy tạ ơn Chúa với các Linh Mục, cách riêng
các Linh mục quản xứ và phó xứ của anh em, vì hồng ân cao cả Chúa ban cho các
Ngài vì phần rỗi của chúng ta.
Hãy đón nhận các Linh mục vào cộng đoàn Giáo
xứ của anh em với sự trân trọng, quí mến, và có khi cả với lòng khoan dung
quảng đại; xem các ngài không chỉ là Linh mục quản xứ, phó xứ, mà còn là thành
viên không thể thiếu trong gia đình giáo xứ.
Hãy cảm thông với Ngài vì các Ngài cũng là
những con người phàm trần và có thể có những thiếu sót lỗi lầm.
Hãy cầu nguyện cho các ngài luôn luôn trong
các thánh lễ, trong giờ kinh gia đình và trong cả những lời nguyện tắt.
Hãy cộng tác với các ngài bằng niềm vui tạ ơn
vì được cùng sẻ chia công việc của những mục tử chăm lo cho đoàn chiên, trong
đó có các gia trưởng, có gia đình của anh em.
Hãy quyết tâm thực hiện
và thôi thúc nhau thực hiện những kế hoạch phát triển giáo xứ về mọi mặt, theo
định hướng đúng đắn của các ngài.
Chúa Giê-su nói: “Ai
muốn làm người đứng đầu thì phải làm người rốt hết, và phục
vụ mọi người” (Mc 9,35). Vì thế, xin hãy cầu nguyện
cho các Linh mục của anh em dám xả thân hy sinh hết mình, yêu thương hết mình
và phục vụ hết mình vì đoàn chiên thân yêu. Qua đó, việc cộng tác của anh em gia
trưởng, của các gia đình anh em, cũng sẽ được thực hiện trong cung cách khiêm
tốn, mến yêu và phục vụ nhau chân thành.
Ước mong công cuộc Phúc Âm Hóa Giáo Xứ khởi
đầu từ các Linh mục, là những người gương mẫu trước tiên Sống Tin mừng Chúa
Giê-su tại giáo xứ anh em, và anh em gia trưởng sẽ cùng noi gương ngài và cùng
ngài mà xây dựng một giáo xứ Phúc Âm Hóa thánh thiện, và sống động niềm vui
nhân chứng Nước Trời.
Ước mong quí gia trưởng sẽ là những bàn tay
nối dài của các Linh mục quản xứ, phó xứ, như các ngài là bàn tay nối dài của
Đức Giám Mục, của Đức Giê-su Ki-tô Mục Tử Nhân Lành.
Nguyện xin Chúa chúc lành cho anh em gia
trưởng chúng ta, cho tất cả quí gia đình anh em.
Kính chúc quí gia đình anh em bình an trong
niềm vui giáo xứ thương yêu và hiệp nhất.
Phan Thiết, Ngày 29-6-2015, Lễ Thánh Phêrô và Phaolô
Đặc Trách GT/GP
LM.
Phêrô Nguyễn Xuân Anh
GIÁO LÝ TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ VÀ CỘNG
ĐOÀN
26. H. Đâu là giá trị tông đồ
đích thực của các hội đoàn?
T. Đó
là: -
Phù hợp với mục tiêu chung của Giáo Hội
-
Thấm đẫm tinh thần Phúc Âm
-
Và làm chứng cho Chúa Kitô.
27. H.
Vì sao hoạt động tông đồ phải bắt nguồn và lấy sức mạnh từ đức ái?
T. Vì mọi hoạt động
tông đồ là dấu chỉ của sứ mệnh cứu độ và biểu lộ tình yêu cách sống
động.
28.
H. Người giáo dân có thể góp phần vào những việc bác ái
từ thiện nào?
T. Đó là:
- Giúp đỡ người thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhà ở, thiếu thuốc men, thiếu việc
làm
- Săn sóc ủi an những người đau khổ, bệnh tật, tù đày
29. H.
Những môi trường chính yếu của hoạt động tông đồ giáo dân là gì?
T. Là
các cộng đoàn Giáo Hội, Gia đình, Giới Trẻ, Xã hội, quốc gia và quốc tế./.
PHỤ NỮ MONG ĐỢI GÌ Ở NGƯỜI CHỒNG?
Tiếp….
3.- Tinh Thần Trách Nhiệm
Người phụ nữ nào
cũng rất sợ người chồng sống vô trách nhiệm. Bởi trong gia đình, người đàn ông
là cột trụ, là lãnh đạo, là chỗ nương tựa cho mọi người liên hệ. Nếu người
chồng thiếu trách nhiệm gia trưởng của mình, thì điều đó sẽ ảnh hưởng rất xấu
tới hạnh phúc, hòa khí và sự tiến bộ chung của gia đình. Bởi, trong bất kỳ gia
đình nào và trong hoàn cảnh nào, người chồng luôn bị ràng buộc bởi trách nhiệm
của người đứng đầu gia đình. Trách nhiệm yêu thương nâng đỡ vợ, con. Trách
nhiệm xây dựng mái ấm gia đình hạnh phúc. Trách nhiệm lèo lái vận mệnh gia
đình. Trách nhiệm kiến tạo một gia đình đạo hạnh và gương sáng…
Tục ngữ VN có câu: “Đàn
ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Điều đó cho thấy sự phân chia trách nhiệm trong
gia đình là quá rõ, vì thế người phụ nữ luôn kỳ vọng nơi chồng mình ý thức
trách nhiệm cao, đồng thời ý thức đó phải được thể hiện qua những việc cụ thể
hằng ngày. “Kẻ thì xay lúa, người thì bồng em”…là vậy.
4.- Tính Tình Điềm Đạm
Phụ nữ nào cũng biết
rằng đàn ông thì nóng tính, bộc trực, hiếu thắng, mạnh bạo, cứng cỏi…và điều
này nhiều khi lại là lí do gây bất hòa, mâu thuẫn trong gia đình. Vì thế họ
luôn kỳ vọng nơi chồng mình một thái độ cư xử luôn mềm mỏng, linh hoạt, nhẹ
nhàng, tế nhị. Đó là tính điềm đạm. Chính nhờ đức tính này mà người đàn ông
vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong bổn phận lèo lái con thuyền gia
đình. Người có tính điềm đạm thì luôn biết thực hiện châm ngôn “dĩ hòa vi quý”
trong đời sống hôn nhân gia đình.
Người chồng điềm đạm
thì luôn nói ít, làm nhiều. Tranh luận ít, lắng nghe nhiều. Cãi vã ít, nhịn nhục nhiều. Họ
luôn quan tâm đến sự hòa hợp giữa hai vợ chồng, dù bản thân phải hi sinh, chịu
đựng. Một tác giả đã viết như sau: “Hòa hợp là sự chấp nhận nhau để hòa nhập
với nhau, bù trừ cho nhau…là sự thông hiểu nhau, chấp nhận nhau và sống biết
điều với nhau” (Nguyễn Đình Xuân, Tâm lý học Tình yêu Gia đình, NXB GD 1993,
trang 113).
Còn tiếp….
Lm.
Phêrô Hoàng Văn Thinh
Đặc
trách Gia Trưởng Hạt Hàm Tân
Bạn có thích bài viết này...?
|
Nhận tin miễn phí hằng ngày!
|
Follow us!
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.