THÀ THỪA HƠN BỎ SÓT!
(Dành cho học sinh 12)
Chúng tôi, thế hệ U60. Sáu mươi năm
trên cuộc đời nên trải qua nhiều giai đoạn của đời người: năm học 1965-1966: dự
thi TN Tiểu học (cuối cùng ở miền Nam); Năm học: 67-68: chứng kiến
biến cố Mậu Thân; Năm học: 70-71: đổi tên lớp : Đệ Thất, Lục, Ngũ, Tứ, Tam, Nhị,
Nhất thành: 6,7,8,9,10,11,12. Năm học 71-72: Dự thi Tú tài I cuối cùng ở Miền Nam…(…).
Năm học: 74-75: Đất nước thống nhất!
-Tiếp
tục dự thi: TN THPT; chứng chỉ, cuối khóa…
-Làm
“nghề” coi thi, chấm thi,…
-Làm
“báo đời”!
Chấm Thi: Giám khảo chấm thi theo
Hướng dẫn và chỉ đạo của Bộ là không “Triệt buộc” Thí sinh đâu! Mà “chắt lọc”
từng phần nhỏ bài làm để cho điểm, gọi là: cho điểm từng phần. Phần nào thí
sinh bỏ sót coi như không có điểm. Phần nào thừa (hợp lý) thì không chấm. Trong
mỗi câu hỏi, dù Thí sinh làm chưa hết bài hoặc sai Đáp số thì vẫn có điểm.
Cho
nên khi làm bài, các em biết đến đâu thì làm đến đó, đừng bỏ giấy trắng! Hoặc
thấy câu hỏi quá dễ “trúng tủ” rồi làm bài “nhảy quạ”, coi chừng đúng nhưng
thấp điểm! Các em phải trình bày bài làm thật chi tiết (có thừa cũng chẳng sao?
Giám khảo chấm thi, khi chấm có thể cười một chút: “ TS này kỹ quá!”)
Chúng tôi xin chia sẻ cách làm một
số bài toán khi dự thi Tốt Nghiệp THPT (Tú tài) để các em tham khảo (Nếu thừa
cũng chả sao).
Ví dụ 1:
Câu 1
(3,0 điểm). Cho hàm số
1) Khảo sát sự
biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số đã cho.
2) Viết phương trình tiếp tuyến của (C), biết
hệ số góc của tiếp tuyến đó bằng 9
Bài
làm
Bài toán yêu cầu khảo sát sự biến thiên nên
chúng ta phải làm theo thứ tự (đừng nhảy quạ) như sau”
1.(2,0đ)
a) Tập xác định:
D = R (0,25đ)
(Các bạn
đừng bao giờ bỏ sót: Tập xác định. Bài toán này là R, ai mà không biết? Các bạn
nghĩ : chắc Giám khảo cũng biết!) rồi không xác định là mất 0,25đ)
b) Sự biến
thiên:
Trên các khoảng (−∞ ; − 1) và (1; +∞), y
' > 0 nên hàm số đồng biến.
Trên khoảng (− 1; 1), y' < 0 nên hàm số nghịch biến.
(0,5đ)
*Cực trị: Các bạn đôi khi bỏ sót phần này
-Hàm số đạt cực đại tại x = -1; yCĐ
= y(-1) = 1.
(Cũng
không sao! GK chỉ cười một chút!)
-Hàm số đạt cực tiểu tại x =1; yCT
= y(1) = −3.
(0,25đ)
*Giới hạn: Các bạn thường bỏ sót phần giới hạn vì bài toán này là đương
nhiên như vậy! Coi chừng mất 0,25đ
lim y = -∞ ; lim y = + ∞
x→-∞ x→+∞
(0,25đ)
c) Đồ thị (C):
2. (1đ)
-Kí hiệu d là tiếp tuyến cần tìm
và (x0 ; y0) là tọa độ của tiếp điểm.
-Hệ số góc của d bằng 9 1 y’(x0) =9
(0,25đ)
Câu 3 (1,0 điểm). Cho hình chóp
S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng
đáy. Đường thẳng SD tạo với mặt phẳng (SAB) một góc 300. Tính thể
tích của khối chóp S.ABCD theo a.
Các
bạn có thể chi tiết hơn:
Nói tóm
lại, như ở bài 1, dù câu 1: “Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số
đã cho”. Khi làm bài chúng ta phải làm đủ các bước khảo sát. Đùng bỏ sót phần
nào! Lúc chấm bài GK chấm theo đáp án của Bộ: Phần nào có làm thì có điểm, còn
nếu thừa hoặc chi tiết mà hợp lý thì GK không trừ điểm đâu! Khi cần bỏ thì lấy
thước gạch bỏ: gạch 1 gạch đè lên hàng muốn bỏ. Đừng gạch tùm lum! Đừng giải nhiều
cách (mất thời gian vô ích). Chỉ 1 cách thật đầy đủ là đạt điểm tối đa rồi!
Chúc các em làm bài tốt trong kỳ thi
tới!
Xin chia sẻ tượng trương hai bài. (Còn
tiếp)
Pet Trần
Bạn có thích bài viết này...?
|
Nhận tin miễn phí hằng ngày!
|
Follow us!
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.