CÚ NGÃ NGỰA THAY
ĐỔI NIỀM TIN
Đọc
sách Công Vụ Tông đồ (Cv), chúng ta nhận thấy sách này viết nhiều về các hoạt
động truyền giáo của hai vị Tông Đồ chính - Cột trụ của Hội Thánh là thánh
Phêrô và thánh Phaolô. Qua sách này, chúng ta biết thêm về tiểu sử của hai Vị,
đặc biệt là tiểu sử của thánh Phaolô. Nhân dịp Lễ Mừng kính hai thánh Phêrô và
Phaolô vào ngày 29/6 tới, chúng tôi xin chia sẻ một vài suy tư : “Cú ngã ngựa thay đổi niềm tin” về thánh Phaolô.
Khuôn mặt nổi bật trong Công Vụ Tông
Đồ chính là thánh Phaolô. Sách cũng trình bày cho chúng ta hai giai đoạn của
Thánh nhân:
1.Sao-lô nhiệt
thành bắt Đạo Chúa:
Cv
đoạn 7, 55-60: trình thuật cuộc tử đạo tiên khởi của thánh Tê-pha-nô bị ném đá
đến chết. Chúng ta hãy nghe những lời cuối cùng của thánh Tê-pha-nô: “Lạy Chúa
Giêsu, xin nhận lấy hồn con.” ; “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này.” Quả là
một con người có Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến mãnh liệt và có lòng vị tha! Sao-lô
có tham gia vụ ném đá này không? Có chứ : Các nhân chứng để áo mình dưới chân
một thanh niên tên là Sao-lô (Cv 7, 58b)
Cv 8, 1: nói rõ ràng: Phần ông
Sao-lô, ông tán thành việc giết ông Tê-pha-nô.
Cv 8, 3: Còn ông Sao-lô thì cứ phá
hoại Hội Thánh : ông đến từng nhà, lôi cả đàn ông và đàn bà đi tống ngục.
Như vậy chúng ta thấy Sao-lô chính
là một tên Pharisêu nhiệt thành! Khi bị điệu ra trước Thượng Hội Đồng, ông cũng
nhìn nhận: “Thưa anh em, tôi là người Pharisêu, thuộc dòng dõi Pharisêu ; chính
vì hy vọng rằng kẻ chết sẽ sống lại mà tôi bị đưa ra xét xử.” (Cv 23, 6b). “Về phần tôi, trước kia tôi nghĩ
rằng phải dùng mọi cách để chống lại danh Giê su người Na-da-rét. Đó là tôi đã
làm tại Giê-ru-sa-lem. Được các thượng tế ủy quyền, chính tôi đã bỏ tù nhiều
người trong dân thánh ; và khi họ bị xử tử, tôi đã bỏ phiếu tán thành.” (CV 26,
9-10)
2.Cú ngã ngựa: (Cv
9, 1-9)
Vẫn xông xáo nhiệt thành, vẻ mặt hầm
hầm căm tức các môn đệ Chúa nên Sao-lô xin thượng tế đến các hội đường ở Đa-mát
để bắt Đạo. Trên đường đi thì bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ trời chiếu
xuống bao phủ lấy ông. Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với ông: “sa-un,
Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ ta.”. “Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ.”
3.Chịu Phép Rửa: (Cv
9, 10-19)
Được môn đệ của Chúa là ông
Kha-na-ni-a đặt tay: “Anh sa-un, Chúa đã sai tôi đến đây, Người là Đức Giê su,
Đấng đã hiện ra với anh trên đường anh tới đây. Người sai tôi đến để anh lại
thấy được và để anh được đầy Thánh thần.” Chính Chúa cũng đã nói với ông Kha-na-ni-a:
“Cứ đi, vì người ấy là lợi khí Ta chọn để mang danh ta đến trước mặt các dân ngoại,
các vua chúa và con cái Ít-ra-en. Thật vậy, chính Ta sẽ chỉ cho người ấy thấy
tất cả những đau khổ người ấy phải chịu vì danh Ta.” Và Saolô chịu Phép Rửa.
4. Saolô lại nhiệt thành Rao giảng về Đức Giêsu:
-Rao giảng tại
Đa-mát (Cv 9, 20-25): Trong đoạn này có một sự kiện: Ban đêm các môn đệ ông đã
đưa ông qua tường thành bằng cách đặt ông trong một cái thúng rồi dòng dây thả
xuống. Vì người Do Thái, họ canh giữ các cửa thành ngày đêm để tìm giết ông.
-Sao lô tới thăm
Giê-ru-sa-lem (Cv 9, 26-30): ban đầu, các môn đệ vẫn sợ ông. Tại đây, ông mạnh
dạn rao giảng nhân danh Chúa, đàm đạo và tranh luận với những người Do Thái
theo văn hóa Hy Lạp.
-Ông Saolô và
ông Ba-na-ba được cử đi Giê ru-sa-lem để gửi quà giúp đỡ anh em ở miền Giu-đê.
(Cv 11, 27-30)
-Ông Ba-na-ba và
ông Sao lô trở về An-ti-ô-khi-a (Cv 12, 24-25): đem theo ông Mác-cô.
5.Hành trình Truyền
Giáo: (Cv 13) + (Cv 14) + (Cv 15) + (CV 16) + (Cv 17) + (Cv 18) +
(Cv 19) + (Cv 20) + (Cv 20)
6.Bị bắt, bị xử
kiện và bị giam: (Cv 20, 23-40) + (Cv 21) +(Cv 22) + (Cv 23) + (Cv
24).
7.Ông Phao lô kháng
cáo lên hoàng đế Xê-da: (Cv 25) + (Cv 26)
8.Ông Phaolô khởi
hành đi Rô-ma: (Cv 27) +(Cv 28)
Như đã nói ở trên, chúng ta thấy Sách
Công Vụ Tông Đồ nói nhiều về Thánh Phaolô. Chúng ta thấy Ngài có hai tên gọi là
Saolô và Phaolô. Tên gọi Saolô được nói trong CVTĐ từ đoạn 7, 58 đến đoạn 13, 9:
“Bấy giờ ông Saolô, cũng gọi là Phaolô, được đầy Thánh Thần…”. Kể từ đó CVTĐ
lại gọi tên ông là Phaolô. Chúng ta cũng thấy trong các thư của Thánh nhân chỉ
nói tên Phaolô, không hề có tên Saolô?
Chúng ta thấy “Sau cú ngã ngựa” thì
Thánh nhân hăng say, nhiệt thành đi truyền Đạo khắp tứ phương!
Sách
Công Vụ Tông Đồ kết thúc: “Suốt hai năm tròn, ông Phao-lô ở tại nhà ông đã
thuê, và tiếp đón tất cả những ai đến với ông. Ông rao giảng Nước Thiên Chúa và dạy về Chúa Giê-su Ki-tô,
một cách rất mạnh dạn, không gặp ngăn trở nào.” (Cv28,30-31).
Như vậy
sách CVTĐ không nói về cái chết của Thánh Phaolô. Chúng tôi được dạy: Thánh Phaolô bị bắt đưa về Roma lần thứ hai, và bị
giết dưới thời hoàng đế Nero. Các nhà chuyên môn đoán là Thánh Phaolô chịu tử đạo khoảng năm 67, không
lâu trước khi Nero chết.
Peter
Xin Chúc
mừng lễ Bổn mạng của các ông:
1. ÔngPhaolô Trần Văn Hướng, UV Phụng vụ.
2. Ông Phaolô
Nguyễn Xuân Tiến, UV
Thánh nhạc, kiêm UV Mục vụ Giới trẻ.
3. Ông Phaolô Nguyễn Trọng Lân, Trưởng Ban Điều Hành GH Thánh Tâm.
4. Ông Phaolô Lê Hữu, Anh
Phuc Vụ Phan Sinh Tại Thế HĐĐ An tôn, Vinh An
Bạn có thích bài viết này...?
|
Nhận tin miễn phí hằng ngày!
|
Follow us!
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.