Giải đáp
của Cha Edward McNamana, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần
học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông
Đồ), Rôma.
Hỏi:
Tháng 12 qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Tổng
Giám mục chúng con. Kế đó, Tổng Giám mục này được bổ nhiệm làm Giám quản
Giáo phận cho đến khi Giám mục mới được bổ nhiệm. Từ khi giáo phận trống tòa
"Sede vacante", các linh mục trong giáo phận không còn đọc tên vị
Giám mục trong Kinh Nguyện Thánh Thể nữa. Thưa cha, câu hỏi của con là: Trong
thời gian giáo phận trống tòa, liệu Giám mục nghỉ hưu có thể cử hành Lễ Dầu với
các linh mục trong giáo phận không - với sự hiểu rằng Lễ Dầu là biểu tượng của
sự hiệp nhất giữa Đức Giám Mục và các linh mục giáo phận của ngài? - B. E., Malaysia.
Đáp: Nếu tôi hiểu
thật đúng tình hình do độc giả này nêu ra, việc từ chức của Giám mục đã được
chấp nhận bởi Đức Thánh Cha, và sau đó ngài được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm
Giám quản Giáo phận. Trong trường hợp này, nói cho đúng, vị Giám mục là Giám quản
Giáo phận, cho đến khi người kế nhiệm ngài được bổ nhiệm.
Trong
trường hợp này, vị Giám mục vẫn giữ mọi quyền hạn thích hợp dành cho vị Giám
mục giáo phận. Vị Giám quản Tông tòa, dù ngai tòa bị trống hay không, vẫn được
đọc tên trong Kinh Nguyện Thánh Thể, và ngài cũng chủ tế Lễ Dầu.
Phương
thức vị Giám quản Tông tòa tạm thời được sử dụng khá thường xuyên hiện nay, mặc
dù không được đề cập trong Bộ Giáo Luật hiện hành. Ngài thường là một Giám mục
được đặt cử cai quản một Giáo phận trong một thời gian nhất định. Ngoài trường
hợp của Giám mục nghỉ hưu, khi một Giám mục được thuyên chuyển qua Giáo phận
khác, đôi khi ngài còn được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa của giáo phận cũ
của ngài. Sự bổ nhiệm này đôi khi kéo dài cho đến khi ngài nhậm chức ở giáo phận
mới, mặc dầu đôi lúc cho đến khi một vị kế nhiệm được chỉ định, do đó trong một
thời gian nhất định,
ngài cai quản cả hai giáo phận.
Trong
một số trường hợp, Đức Thánh Cha sẽ bổ nhiệm một Giám mục của một giáo phận lân
cận làm Giám quản Tông tòa giáo phận, để giáo phận ấy được cai quản bởi một vị
có mọi năng quyền Giám mục. Việc này thường được thực hiện khi đang có các khó
khăn đặc biệt.
Nếu Đức
Thánh Cha không đưa ra sự dự liệu nào nữa, thì thời gian trống tòa giáo phận
bắt đầu ngay sau khi sự từ chức hoặc thuyên chuyển của Giám mục được loan báo.
Phù hợp
với Bộ Giáo luật, một vị Giám quản Giáo phận được bầu chọn bởi Hội đồng tư vấn
của giáo phận, để quản trị thời kỳ trống tòa cho đến khi vị Giám mục mới được
bổ nhiệm và nắm quyền hành. Vị Giám quản giáo phận thường là một linh mục,
nhưng cũng có thể là một Giám mục phụ tá, người không phải là một ứng viên cho
việc kế nhiệm giáo phận.
Vị linh
mục Giám quản này không được đọc tên trong Kinh Nguyện Thánh Thể. Nếu ngài là
Giám mục phụ tá, ngài có thể được đọc tên y như cách thức đọc trước thời kỳ
trống tòa.
Vị Giám
quản giáo phận có hầu hết các quyền hạn của Giám mục, với một số hạn chế. Ngài
không thể thay đổi việc xếp đặt nhân sự, mà vị nguyên Giám mục đã bổ nhiệm bằng
văn bản, và không có quyền đưa ra các sự đổi mới quan trọng. Ngài cũng không
thể làm những gì, vốn đòi hỏi sự tấn phong Giám mục.
Nếu vị
Giám quản giáo phận là một Giám mục phụ tá, ngài sẽ cử hành Lễ Dầu. Nếu ngài là
một linh mục, thì hoặc ngài mời một Giám mục cử hành Lễ Dầu và làm phép dầu;
hoặc ngài có thể chọn không có Lễ Dầu năm ấy, và xin Giáo phận lân cận cung cấp
dầu đã làm phép cho giáo phận mình.
Thí dụ,
trong một giáo phận Ireland, không có Lễ Dầu trong thời trống tòa từ năm 2009
đến năm 2013. Trong năm 2013, Đức Sứ thần Tòa Thánh chủ trì Lễ Dầu, trong đó
các loại dầu được sử dụng trong việc tấn phong Giám mục mới cũng được làm phép
hợp lệ.
Cả hai
giải pháp đều là có thể được. Quả là đúng rằng sự hiệp nhất của linh mục đoàn
chung quanh Đức Giám Mục được đặc biệt nhấn mạnh trong Lễ Dầu. Nhưng Lễ Dầu
cũng giúp cho một mục đích thực tế, vốn vẫn tồn tại, ngay cả khi giáo phận
trống tòa. (Zenit.org 1-4-2014)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.