CHÍNH TẢ
Nói thì có nhiều giọng: bắc, trung, nam,…. Nhưng viết thì phải thống nhất chính tả. Đôi khi viết một bản văn, chúng ta thường mắc lỗi chính tả. Tớ xin trình bày một số từ mà chúng ta thường lẫn lộn khi dùng:
A: PHÂN BIỆT TỪ:
a) Phân biệt DỌI và RỌI (GIỌI)
DỌI1. đồ dùng: dây dọi, quá dọi
2. chọi: dọi vào đầu, đánh đáo dọi, dọi đồng xu xuống đất, dọi đáo lỗ
3. làm cho kín chỗ mái bị dột: dọi nhà, dọi nóc bếp (viết giọi cũng được): giọi nóc nhà
VỌI
cao vọi, xa vòi vọi (really high, far away)
RỌI (còn viết là giọi)
1. chiếu, soi sáng: (shine) rọi (giọi) đèn, chiếu rọi (giọi), nắng rọi (giọi), rọi (giọi) đường; giọi đèn pin; nắng giọi qua cửa sổ.
2. thịt ba rọi
b) Phân biệt QUỶ với QUỸ
QUỶ
1. Yêu quái: Quỷ quái, quỷ sứ, quỷ thuật, quỷ thần.
2. Dối trá: Quỷ kế, quỷ quyệt.
QUỸ
1. Rương tiền: Thủ quỹ, quỹ tiết kiệm, gây quỹ, quỹ đen.
2. Vết xe đi, cách thức để theo: Quỹ đạo, quỹ tích.
c) Phân biệt BẢ với BÃ
BẢ
1. Thuốc độc; miếng mồi danh vọng : Bả chó, bả chuột, đánh bả, ăn phải bả; bả vinh hoa.
2. Bả vai, Bả lả, ổng bả.
BÃ
1. Xác còn lại: Bã mía, bã hèm, bã trầu, bã đậu, cặn bã.
2. Buồn bã, bã chã, bã rã.
d) Phân biệt ĐẢ với ĐÃ
ĐẢ
1. Đánh: Đả cho một trận, đả nhau, đả đảo, đả phá, đả thông, ẩu đả, loạn đả.
2. Đon đả, nói đả đớt.
ĐÃ
1. Thoả sức: Đã ngứa, đã thèm, cực chẳng đã, ăn cho đã, ngủ một giấc đã đời.
2. Vừa qua: Đã qua, đã từng, đã xong.
3. Khỏi hẳn bệnh: Thuộc đắng đã tật, đau chóng đã chầy.
4. Đã vậy lại còn…., đã đành, đã trót phải trét; khoan đã.
e) Phân biệt GIẢ với GIÃ
GIẢ
1. Không thật: Giả dạng, giả danh, giả đò, đồ giả, hàng giả.
2. Người: Ký giả, độc giả, trưởng giả, tác giả.
3. Giả dụ, giả như.
GIÃ
1. Lưới hình túi: Kéo giã, đánh giã.
2. Thuyền kéo giã đánh cá: Chiếc giã ba buồm, đi giã, nghề giã.
3. Làm cho nát: Giã gạo, giã cua nấu canh, giã bột.
4. Giã biệt, giã đám, giã ơn, giã từ.
f) Phân biệt KẺ và KẼ
KẺ
1. Người: Kẻ nào, kẻ cướp, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
2. Tạo nên đường thẳng, nét thẳng: Thước kẻ, giấy kẻ ô.
KẼ
1. Khe nhỏ: Đường tơ kẽ tóc, kẽ cửa, kẽ răng.
2. Kẽ nách.
g) Phân biệt SẺ, SẼ, XẺ
SẺ
1. loại chim: chim se sẻ, một đàn chim sẻ
2. bắn tỉa: (pick them out one by one): bắn sẻ
3. Chia bớt, lấy ra một phần: (share): San sẻ, chia sẻ, sẻ cơm nhường áo.
4. suôn sẻ: (go smoothly)
SẼ
1. nhẹ, êm: (soft, gentle) làm sẽ tay, nói sẽ
2. thì tương lai (will): sẽ làm, sẽ đi, sẽ liệu
XẺ
cắt, chia, cưa, phân, mổ làm hai hoặc thành nhiều phần nhỏ: (cut in half or into pieces): chia xẻ, cưa xẻ, mổ
h) Phân biệt VẢ với VÃ
VẢ
1. Loại cây: Cây vả, quả vả.
2. Lấy tay đánh vào mặt : Vả vào mồm, vả vào mặt mấy cái.
3. Vả lại, vả chăng.
VÃ1. Toát ra: Vã mồ hôi.
2. Vỗ: Nước lã mà vã nên hồ, vã nước vào tràn.
3. Trên độ: Đi vã, gánh vã.
4. Cãi vã, chuyện vã
5. Ăn vã
6. vật vã: vật vã trong cơn nghiện thuốc.
7. vội vã
8. vồn vã.
k) Phân biệt NGẢ và NGÃ:
Ngả:
-Nẻo, hướng, phía: đi về ngả nào? (danh từ)
*Động từ:
-ngả cây (hạ xuống) ; ngả trâu (giết) ; ngả người ; ngả lưng
-ngả mũ chào ;; ngả nghiêng ; nghiêng ngả ; ngả rượu nếp
-ngả về một bên ; nằm ngả nghiêng ; ngả ngốn ; ngả ngớn… ngả màu (nghĩa bóng)
Ngã: (Động từ)
-ngã gục (chết) ; ngã nước (không chịu được khí hậu mà sinh bệnh)
-(đổ lăn xuống) : cây ngã cùng đường; ngã lăn cù (té);
-ngã lẽ (không chối cãi được nữa) ; ngã giá (dứt khoát về giá cả)
Danh từ:
-ngã lòng (chán nản)
-ngã ba ; ngã tư (chỗ có nhiều đường rẽ) ; dấu ngã
-ngã ba sông
-ngã ngửa (ngạc nhiên không ngờ tới) vd: mọi người mới ngã ngửa nó là…)
-ngã ngũ (dứt khoát rõ ràng)….
B: Vị trí dấu thanh (huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng):
Nguyên tắc chung:
A. Đặt dấu thanh (accent mark) trên chữ cái nào là âm chính.
B. Tính hệ thống, nhất quán cao: vị trí dấu thanh luôn cố định dù từ biến đổi.
Ví dụ: à, hà, hoà, khoảng, hoãn, toán, hoạn… Các dấu thanh “huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng” luôn được đặt vào âm chính “a” một cách hợp lý.
1.1 Các âm tiết [-tròn môi] (âm đệm /zero/) có âm chính là nguyên âm đơn:
Đặt dấu thanh vào vị trí của chữ cái.
Ví dụ: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng…
1.2 Các âm tiết [+tròn môi] (âm đệm /w/, “o, u”) có âm chính là nguyên âm đơn:
Đặt dấu thanh vào vị trí chữ cái mang âm chính; không đặt dấu thanh vào âm đệm o hoặc u.
oà, oả, oã, oá, oạ
oè, oẻ, oẽ, oé, oẹ
uỳ, uỷ, uỹ, uý, uỵ
Ví dụ: hoà, hoàn, toả, toản, suý, suýt, toạ, toạt…
loè loẹt, khoẻ, khoé, khoét, oẹ, ngoẹo, luý tuý, huỳnh huỵch…
qu+uỳ → quỳ, qu+uỷ → quỷ, qu+uỹ → quỹ, qu+uý → quý, qu+uỵ → quỵ (ghi chú: qu+uy=quuy viết gọn lại là quy)
1.3 Các âm tiết [-khép] có âm chính là nguyên âm đôi “iê, yê, uô, ươ” và âm cuối là “p, t, c, ch, m, n, ng, nh, o, u, i”:
Đặt dấu thanh lên chữ cái thứ hai trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính.
Ví dụ: uốn, ườn, tiến, chuyến, muốn, mượn, thiện, thuộm, người, viếng, muống, cường…
lười, tuổi, khiếu, yếu,
1. 4 Các âm tiết [+khép] là tổ hợp nguyên âm “ia, ya, ua, ưa”:
a. Đặt dấu thanh vào vị trí chữ cái thứ nhất của tổ hợp.
ìa, ỉa, ĩa, ía, ịa
ỳa, ỷa, ỹa, ýa, ỵa
ùa, ủa, ũa, úa, ụa
ừa, ửa, ữa, ứa, ựa
Ví dụ: đỉa, tủa, cứa, thùa, khứa…
b. Đặc biệt: Đặt dấu thanh vào vị trí chữ cái thứ nhì của tổ hợp khi:
* “ia” đi với phụ âm đôi “gi”
gi+ìa → già, gi+ỉa → giả, gi+ĩa → giã, gi+ía → giá, gi+ịa → giạ
* “ua” đi với phụ âm đôi “qu”
qu+ùa → quà, qu+ủa → quả, qu+ũa → quã, qu+úa → quá, qu+ụa → quạ
Thực ra “qu” cũng chẳng là đặc biệt vì chữ cái “q” không bao giờ đứng riêng một mình mà thường phối hợp với “u” thành phụ âm đôi “qu” như các phụ âm đôi khác như: ch, nh, ng, ph, th… Do đó, ta có thể xếp “qu” vào trường hợp 1.2 ở trên.
Pet TB (góp nhặt)
Bạn có thích bài viết này...?
|
Nhận tin miễn phí hằng ngày!
|
Follow us!
|
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Giáo xứ đã nhận được góp ý, nhận xét, bài gửi của Quý vị
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.